Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?
  • Thứ hai, 31/07/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2303 Lượt xem

Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?

Người dân có năm cách giám sát hoạt động của lực lượng công an giao thông. Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?

Khi tham gia vào các hoạt dộng giao thông đường bộ, người dân liên tục có những thắc mắc cũng như những câu hỏi liên quan đến những vấn đề về các lỗi vi phạm, mức phạt khi vi phạm các lỗi cụ thể.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ phân tích những nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?

Chuyên đề của CSGT là gì?

Chuyên đề của Cảnh sát giao thông thường được biết đến là kế hoạch của cảnh sát giao thông có thể do cấp Bộ, Cục, Giám đốc Công an của Thành phố đưa ra. Đối với mỗi kế hoạch thường được định ra các chuyên đề cụ thể để xử lý, được thể hiện dưới dạng văn bản (bao gồm ít nhất 02 trang).

Kế hoạch này sẽ được quán triệt, phổ biến đến cán bộ, chiến sĩ trước khi triển khai nhiệm vụ thực tế.

Ví dụ: Với hoạt đồng xử lý vi phạm nồng độ cồn, Cảnh sát giao thông sẽ được trang bị thiết bị, máy đo để tập trung vào xử lý người vi phạm hoạt động này. Nhưng trong quá trình tuần tra, kiểm soát và phát hiện những vi phạm khác nhau và thuộc thẩm quyền, Cảnh sát giao thông vẫn có quyền xử lý.

Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?

Căn cứ quy định tại Thông tư số 67/2019 của Bộ Công an về việc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có quy định:

Người dân có năm cách giám sát hoạt động của lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, cụ thể:

– Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hình hoặc quan sát bằng mắt thường trực tiếp.

– Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hay phản ánh.

– Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ và chiến sĩ.

– Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa đài phát thanh, tivi,…

Tuy nhiên, khi người dân thực hiện quyền giám sát của mình thông qua giám sát bằng thiết bị ghi âm, ghi hình thì phải bảo đảm các điều kiện, cụ thể:

– Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ, ngoài khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tuân thủ các quy định của pháp luật khác.

– Khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hay dây căng để cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ. Đối với khu vực này luôn phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 – Điều 5 – Thông tư số 67/2019/TT-BCA, trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính thì CSGT phải công khai các nội dung cụ thể sau đây:

“a) Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;

b) Tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;

c) Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;

d) Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;

đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;

e) Quyền và nghĩa vụ của công dân khi cán bộ, chiến sĩ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.”

Cùng với quy định tại Điều 6 – Thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định về việc Cảnh sát giao thông công khai chuyên đề thông qua một hoặc tất cả các hình thức, cụ thể:

– Đăng công báo.

– Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của Cơ quan Công an.

– Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

– Niêm yết tại trụ sở Cơ quan Công an.

– Công khai trên các loại phương tiện thông tin đại chúng.

Do đó, từ những nội dung nêu trên chúng tôi có thể đưa ra câu trả lời là người dân không được quyền yêu cầu xem chuyên đề vì đây là nội dung nội bộ chỉ lưu hành trong đơn vị.

Không vi phạm có bị CSGT dừng phương tiện đang di chuyển được không?

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì CSGT được phép dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp cụ thể như sau:

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, văn bản Đề nghị của Cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, các hành vi vi phạm pháp luật khác và đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong văn bản đề nghị cần ghi rõ thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, lực lượng tham gia phối hợp và xử lý.

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan khác.

– Tin báo, phản ánh, kiến nghị hay tốc cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ và kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Do đó, CSGT vẫn có thể dừng phương tiện khi đang di chuyển theo như những trường hợp nêu trên.

Như vậy, đối với câu hỏi Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không? Đã được chúng tôi trả lời và giải thích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến chuyên đề của Cảnh sát giao thông.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi