Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Người dân có được đội mũ cối gắn sao không?
  • Thứ năm, 10/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1869 Lượt xem

Người dân có được đội mũ cối gắn sao không?

Người dân đội mũ cối gắn sao được xem là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

Mũ cối có gắn sao là quân trang, quân phục của quân đội nhân dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy Người dân có được đội mũ cối gắn sao không? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Quy định của pháp luật về việc sử dụng quân trang

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP quy định định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Quân trang bao gồm:

a) Quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định số 82/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam;

b) Công an hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định số 160/2007/NĐ-CPngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân và Nghị định số 29/2016/NĐ-CPngày 21 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân;

c) Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cảnh phục, lễ phục, cờ hiệu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam quy định tại Nghị định số 61/2019/NĐ-CPngày 10 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam;

d) Trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ quy định tại Nghị định số 72/2020/NĐ-CPngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệvề tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ.

Từ quy định trên thấy được rằng quân trang bao gồm:

– Quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục.

– Công an hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục.

– Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cảnh phục, lễ phục, cờ hiệu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

– Trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ.

Trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh cấm các hành vi như:

– Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh để xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

– Đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

– Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về bảo mật thông tin dưới mọi hình thức…

Cá nhân sản xuất trang phục dân quân tự vệ trái phép phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm sản xuất quân trang như sau:

Điều 34. Vi phạm quy định về sản xuất quân trang

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác;

b) Làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Căn cứ theo quy định trên nếu cá nhân sản xuất trang phục dân quân tự vệ trái phép sẽ bị phạt tiền tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị tịch thu số trang phục bị sản xuất trái phép, phương tiện vi phạm.

Người dân có được đội mũ cối gắn sao không?

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy đinh như sau:

Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng quân trang

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đội mũ có gắn quân hiệu hoặc sao mũ của dân quân tự vệ trái phép;

b) Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép;

c) Mặc trang phục của dân quân tự vệ khi không thực hiện nhiệm vụ.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP  quy định như sau:

Điều 3. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền

2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Từ quy định trên thấy được rằng người dân đội mũ cối gắn sao được xem là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

Đội mũ cối đi xe máy có bị phạt không?

Thực tế hiện nay nhiều người nghĩ đội mũ cối cũng giống như mũ bảo hiểm, có thể tham gia giao thông được. Tuy hiên đây là một hành vi rất nguy hiểm bởi chất lượng mũ không được đảm bảo và đây cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm được đề cập tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP cụ thể:

Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng khi Không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

Như vậy đội mũ cối đi xe máy không phải là mũ bảo hiểm, việc đội mũ cối khi tham gia giao thông được xem là hành vi không đội mũ bảo hiểm và hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định như trên.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Người dân có được đội mũ cối gắn sao không? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
1.8/5 - (37 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi