Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ngõ đi chung có phải nộp tiền để sử dụng không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2880 Lượt xem

Ngõ đi chung có phải nộp tiền để sử dụng không?

Chúng tôi là những hộ dân hiện đang sử dụng chung một hẻm để đi lại, hẻm này được chủ đất cũ tặng cho UBND để xây ngõ, hiện nay chúng tôi xây nhà lên một bên ngõ. Gần đây có người bên kia ngõ mua đất và có ý định xây nhà, và họ muốn sử dụng ngõ này của chúng tôi. Việc đó có đúng hay không? họ phải thanh toán chi phí gì không?

 

Câu hỏi:

Chúng tôi muốn hỏi về một vấn đề liên quan đến hẻm nội bộ của các hộ dân chúng tôi như sau: các hộ dân chúng tôi đang sinh sống tại hẻm 479/85/28 phường Tân Thới Hiệp, Q.12, Tp.HCM gồm 6 hộ dân, các hộ dân chúng tôi mua đất của một chủ (tách đất vườn rồi phân lô), lúc trước chủ đất tại đây tách thửa để bán thì có chừa lại 4m làm hẻm đi nội bộ cho 6 hộ dân, có làm hàng rào thép gai để ngăn cách với thửa đất liền kề (thửa đất liền kề rất rộng khoảng 2000m). Trước đây chủ cũ của đất liền kề có ý định bỏ thêm 4m nữa làm đường đi chung (8m) và tách thửa phân lô các lô đất đối diện lô đất của chúng tôi nhưng sau đó chủ này bán lô đất cho chủ khác, chủ sau không bỏ 4m này để làm hẻm mà phân lô bán và hướng các lô đất tách thửa về lối đi chung của chúng tôi (sử dụng lối đi của chúng tôi). Chúng tôi không đồng ý và làm đơn kiến nghị lên UBND Phường Tân Thới Hiệp, được trả lời là do lúc trước do chủ cũ của các lô đất của chúng tôi tách thửa đã hiến 4m làm đường và được cấp MÃ SỐ HẺM VÀ LỘ GIỚI HẺM LÀ 6m, do đó bây giờ là hẻm công cộng nên chủ đất đối diện đương nhiên có quyền được đi hẻm này mà không phải bỏ thêm đất (như vậy người trước bỏ đất làm đường đi, người sau đương nhiên được sử dụng đường đi này mà không phải bỏ một chi phí hay đất nào, như vậy có phải là vô lý quá hay không).

Xin hỏi văn phòng luật sư, việc đã được cấp mã hẻm thì được xem là hẻm công cộng như vậy có đúng không ? và được quy định như thế nào? Các hộ dân đối diện đó có phải trả tiền cho chúng tôi không?

Trong trường hợp chúng tôi muốn mở rộng hẻm, mà đường bên này đã xây nhà kiên cố hết rồi, bên kia chỉ là đất chưa xây nhà, thì chúng tôi có được mở rộng ra bên đó hay không?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật dân sự, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Ngõ đi chung có phải nộp tiền để sử dụng không?

Ngõ đi chung có phải nộp tiền để sử dụng không?

Lối đi chung, thường được gọi là ngõ đi chung là một lối đi chung của các hộ gia đình có thửa đất liền kề, lối đi chung thường xuất hiện nhiều ở Đô thị, nơi có những thửa đất liền kề nhau và bắt buộc phải có một lối ra cho người có thửa đất bị vây bọc. Trong trường hợp của bạn, pháp luật không có quy định về Ngõ công cộng, tuy nhiên, chúng ta hiểu đó là một lối đi chung. Được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

“1, Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2, Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3, Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”.

Như vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định về trường hợp chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc mà không có lối ra thì được quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi và hai bên thỏa thuận về chi phí đền bù khi đi qua lối đi đó. Trường hợp của bạn, chủ lô đất cũ đã hiến đất cho UBND phường để làm hẻm đi lại và UBND phường đã công nhận đó là một hẻm (ngõ) dành để đi chung. Do đó, những người đến sau (khu đất bên đối diện) có quyền đi qua lối đi này bởi đó đã là một ngõ công cộng và họ có quyền đi qua đó mà không phải bỏ ra chi phí.

Còn về vấn đề những hộ dân đi qua hẻm muốn mở rộng hẻm ra 6m để tiện lợi cho việc đi lại trong khi những hộ dân bên này đã xây nhà lên đó còn những hộ bên kia chưa xây nhà. Về vấn đề này, các bạn nên có thỏa thuận với những hộ dân đó vì đây là thỏa thuận dân sự, liên quan đến quyền, lợi ích của họ. Nếu thỏa thuận đạt thì những hộ dân đi qua hẻm đó sẽ cùng nhau bỏ tiền, chi phí ra để mở rộng ngõ. 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi