Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Nghĩa vụ dân sự là gì? Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 401 Lượt xem

Nghĩa vụ dân sự là gì? Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Nghĩa vụ dân sự là gì? Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Khái niệm và căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự 

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)” (Điều 280 Bộ luật Dân sự).

Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện và phải được xác định cụ thể. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự chỉ có thể là tài sản có thể giao dịch được, công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội. 

Nghĩa vụ dân sự được phát sinh từ nhiều căn cứ khác nhau. Theo Điều 281 Bộ luật dân sự, những căn cứ đó là: 

– Hợp đồng dân sự;

– Hành vi pháp lý đơn phương; 

– Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; 

– Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

– Thực hiện công việc không có uỷ quyền; 

– Những căn cứ khác do pháp luật quy định.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 

Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm hoặc theo thoả thuận của các bên, có thể áp dụng những biện pháp như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Các giao dịch dân sự về việc thực hiện những biện pháp bảo đảm này được gọi là giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. 

Tài sản dùng trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là những tài sản được quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác) và các quyền tài sản. Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai, phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch. Trừ biện pháp tín chấp, khi thực hiện các biện pháp bảo đảm, tài sản có thể là bất động sản mà cũng có thể là động sản. 

Điều 325 Bộ luật dân sự quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm như sau: 

– Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký: 

– Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán; 

– Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm. 

Thứ nhất: Cầm cố tài sản

 Là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ cũng phải tuân theo những quy định về biện pháp bảo đảm này của Bộ luật dân sự. 

Thứ hai: Thế chấp tài sản 

“Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bến thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp” (Điều 342 Bộ luật dân sự).

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, nhưng các bên cũng có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Thông thường, bên nhận thế chấp giữ những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của bên thế chấp đối với tài sản thế chấp. Vo Thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Nếu pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. 

Thứ ba: Đặt cọc 

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự. Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 

Biện pháp đặt cọc chỉ được sử dụng trong quan hệ hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc cũng phải được lập thành văn bản. 

Thứ tư: Ký cược 

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản cho thuê. B Khi tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê, nếu tài sản thuê không được trả lại thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuế không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê. 

Biện pháp ký cược thường được dùng trong quan hệ hợp đồng thuê tài sản là động sản.

Thứ năm: Ký quỹ 

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. 

Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng. 

Thứ sáu: Bảo lãnh 

– Là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. 

Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Nếu pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực. 

Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận. 

Thứ bảy: Tín chấp 

Có thể hiểu biện pháp tín chấp là việc các tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ. Đây là một biện pháp bảo lãnh đặc biệt chỉ áp dụng cho những đối tượng được xác định cụ thể theo dự án hoặc chương trình của Chính phủ: người bảo lãnh là các tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở, người được bảo lãnh là cá nhân, hộ gia đình nghèo, nội dung là để vay một khoản tiền để dùng vào mục đích không phải tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng đã được chỉ định.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi