Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người từ đủ mười lăm tuổi
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 669 Lượt xem

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người từ đủ mười lăm tuổi

So với các nghĩa vụ mà người giám hộ phải thực hiện với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi thì nghĩa vụ của người giám hộ của trẻ từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám chỉ bớt đi nghĩa vụ đầu tiên (chăm sóc, giáo dục người được giám hộ).

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận tại Điều 56, theo đó gồm các nghĩa vụ sau:

1. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự:

2. Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. 

Tư vấn Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

Điều 56 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi. Theo đó, người giám hộ có ba nhóm nghĩa vụ.

So với các nghĩa vụ mà người giám hộ phải thực hiện với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi thì nghĩa vụ của người giám hộ của trẻ từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám chỉ bớt đi nghĩa vụ đầu tiên (chăm sóc, giáo dục người được giám hộ). Còn các nghĩa vụ khác là tương tự. Điều này xuất phát từ lứa tuổi của người được giám hộ trong trường hợp này đã tương đối có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi dân sự, có thể tự chăm lo cho bản thân ở mức độ tương đối.

Tuy nhiên, vì chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự nên việc tham gia vào các giao dịch dân sự nói riêng, các quan hệ pháp luật nói chung của đứa trẻ vẫn cần có sự đại diện, bảo vệ của người giám hộ. Điều 56 BLDS năm 2015 kế thừa nguyên vẹn Điều 66 BLDS năm 2005 và chỉ bổ sung thêm một nội dung loại trừ (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) tại khoản 2 Điều 56 Bộ luật dân sự.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi