Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Ngân hàng có được phép tiết lộ thông tin khách hàng?
  • Thứ sáu, 11/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 924 Lượt xem

Ngân hàng có được phép tiết lộ thông tin khách hàng?

Hành vi làm lộ thông tin khách hàng (tài khoản ngân hàng) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Theo đó, hình phạt cho tội này có thể lên đến 7 năm tù.

Ngân hàng có được phép tiết lộ thông tin khách hàng? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi.

Thông tin khách hàng của ngân hàng gồm những gì?

Theo Điều 3 Nghị định số 117/2018/NĐ-CP thì:

Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là thông tin khách hàng) là thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng đề nghị hoặc được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động được phép, bao gồm thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây: thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các thông tin có liên quan khác.

– Thông tin định danh khách hàng là thông tin sau đây:

+ Đối với khách hàng cá nhân: họ và tên, mẫu chữ ký, chữ ký điện tử, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, địa chỉ nơi đăng ký thường trú, nơi ở hiện tại, địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài đối với người nước ngoài, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (thông tin về thị thực đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài) của khách hàng hoặc của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) và các thông tin có liên quan khác;

+ Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ, tên viết tắt, giấy phép hoặc quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương; địa chỉ đặt trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử và thông tin quy định tại điểm a khoản này của người đại diện hợp pháp và các thông tin có liên quan khác.

– Thông tin về tài khoản của khách hàng là thông tin định đanh khách hàng và thông tin sau đây: tên tài khoản, số hiệu tài khoản, số dư tài khoản, thông tin liên quan đến giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền của khách hàng và các thông tin có liên quan khác.

– Thông tin về tiền gửi của khách hàng là thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây: thông tin liên quan đến giao dịch gửi tiền của khách hàng, số dư các loại tiền gửi theo quy định của pháp luật của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các thông tin có liên quan khác.

– Thông tin về tài sản gửi của khách hàng là thông tin về tài sản của khách hàng (vật, tiền, giấy tờ có giá, các quyền tài sản) gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tin về tài sản của khách hàng do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận quản lý, bảo quản theo quy định của pháp luật, bao gồm thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây: tên loại tài sản, giá trị tài sản, chứng từ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc lợi ích hợp pháp đối với tài sản của khách hàng và các thông tin có liên quan khác.

– Thông tin về giao dịch của khách hàng là thông tin phát sinh từ các giao dịch của khách hàng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây: chứng từ giao dịch, thời điểm giao dịch, số lượng giao dịch, giá trị giao dịch, số dư giao dịch và các thông tin có liên quan khác.

Ngân hàng có được phép tiết lộ thông tin khách hàng không?

Điều 4, Điều 11 Nghị định số 117/2018/NĐ-CP quy định

Điều 4. Nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng

1. Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.

4. Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng.

Điều 11. Các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

b) Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.

Như vậy, bảo vệ thông tin của khách hàng trong hoạt động ngân hàng là điều quan trọng. Để lộ thông tin của khách hàng là vi phạm pháp luật. Ngân hàng chỉ được phép cung cấp thông tin của khách hàng cho chính khách hàng hoặc phải có sự chấp thuận của khách hàng bằng văn bản. Nếu không thuộc những trường hợp được nêu trên thì không được phép làm lộ thông tin của khách hàng.

Xử lý làm lộ thông tin khách hàng của ngân hàng thế nào?

Thứ nhất: Về xử phạt hành chính

– Theo điểm d khoản 4 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt tổ chức tín dụng đối với hành vi làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật là 60 đến 80 triệu VNĐ. Mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi tương tự là 30 đến 40 triệu VND.

– Đồng thời tại Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt 10 đến 20 triệu VND đối với cá nhân chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định. Trường hợp thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng thì mức phạt tiền là 20 đến 40 triệu VNĐ.

Thứ hai: Về truy cứu trách nhiệm hình sự

– Hành vi làm lộ thông tin khách hàng (tài khoản ngân hàng) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Theo đó, hình phạt cho tội này có thể lên đến 7 năm tù.

– Các tội khác áp dụng cho nhân viên ngân hàng, người có chức vụ quyền hạn có hành vi làm lộ trái phép thông tin tài khoản ngân hàng có thể kể đến như : tội Cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc Vô ý làm lộ bí mật công tác theo các Điều 361, 362 Bộ luật Hình sự 2015.

Ngoài ra, ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng bị lộ thông tin tài khoản nếu việc lộ thông tin đó gây thiệt hại cho khách hàng và khách hàng có yêu cầu bồi thường.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi liên quan đến Ngân hàng có được phép tiết lộ thông tin khách hàng? Trường hợp còn những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến nội dung bài viết, Quý vị có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi