Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
  • Thứ năm, 13/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 553 Lượt xem

Một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Quyền đối với giống cây trồng

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. 

Người có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giống cây trồng bao gồm: 

– Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình; 

– Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; 

– Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng. 

Vì vậy, nội dung quyền đối với giống cây trồng bao gồm quyền tác giả giống cây trồng và quyền của chủ bằng bảo hộ.

Quyền tác giả giống cây trồng

Tác giả giống cây trồng có các quyền: 

– Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong tài liệu công bố về giống cây trồng; 

– Quyền nhận thù lao được trả từ chủ bằng bảo hộ.

Quyền của chủ bằng bảo hộ 

– Quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ: 

a) Sản xuất hoặc nhân giống;

b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;

c) Chào hàng;

d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;

 đ) Xuất khẩu;

e) Nhập khẩu;

g) Lưu trữ để thực hiện các hành vi nêu trên đây. 

– Quyền ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng được coi là những hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng; 

– Quyền để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng. 

Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng

Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng được thực hiện với hai hình thức, phổ biến là chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng. 

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một, hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình. Trong những trường hợp do pháp luật quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. 

Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định. 

Pháp luật quy định các loại hợp đồng trong chuyển giao quyền đối với giống cây trồng đều phải bằng văn bản.

Chuyển giao công nghệ 

Pháp luật về chuyển giao công nghệ tập trung trong Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 và Luật khoa học và công nghệ năm 2000.

– Một số khái niệm 

Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ. 

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao, có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam. Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có. 

Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ là nơi trưng bày, giới thiệu, mua bán công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ khác về chuyển giao công nghệ. 

Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài.

– Đối tượng công nghệ được chuyển giao 

Đối tượng chuyển giao công nghệ là các quyền tài sản trong quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền nhân thân của tác giả không phải là đối tượng chuyển giao công nghệ. Đối tượng chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 755 Bộ luật dân sự bao gồm: bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định. 

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 

Điều 7 Luật chuyển giao công nghệ quy định “Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây: 

a) Bí quyết kỹ thuật;

b) Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; 

c) Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ. 

Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp”. 

Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và những trường hợp khác do pháp luật quy định là những công nghệ không được chuyển giao.

– Hình thức và hợp đồng chuyển giao công nghệ 

Điều 12 Luật chuyển giao công nghệ quy định “Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây: 

1.Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;

2.Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:

a) Dự án đầu tư;

b) Hợp đồng nhượng quyền thương mại;

c) Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

d) Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ.

Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật”. 

Việc chuyển giao công nghệ phải được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng văn bản. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp pháp luật có quy định. 

Nội dung cụ thể của hoạt động chuyển giao công nghệ được điều chỉnh bằng Luật chuyển giao công nghệ năm 2006.

 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Các chủ thể liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có thể tự mình thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, trước tiên các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền tự bảo vệ, có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: 

– Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; 

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; 

– Khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự theo Luật Sở hữu trí tuệ và các biện pháp hành chính theo pháp luật về cạnh tranh.

Các biện pháp xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 

Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. 

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (biện pháp hải quan) liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Thứ nhất: Biện pháp dân sự

 – Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

– Buộc xin lỗi, cải chính công khai,

– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

– Buộc bồi thường thiệt hại; 

– Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. 

Thứ hai: Biện pháp hành chính

Luật sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp hành chính như sau: 

– Các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 214); 

– Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính (Điều 215); 

– Các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ (Điều 216) bao gồm: 

a) Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 

Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến nhiều văn bản như Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13-5-2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21-5-2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ; Nghị định số 97/2010/NĐ CP ngày 21-9-2010 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6-6-2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá-thông tin; Nghị định số 75/2010/NĐ CP ngày 12-7-2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa và Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22-10-2008 của Bộ Công thương hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan quản lý thị trường 

Thứ ba: Biện pháp hình sự 

Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Những Điều 170, 170a, 171 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định các tội danh: Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi