Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3136 Lượt xem

Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật

Chào luật sư, tôi có được miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hay không khi bên nhận bảo lãnh miễn cho tôi. Tôi xin cảm ơn!

 

Câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi là bên bảo lãnh cho em của tôi để em tôi thực hiện hợp đồng vay tiền. Ngoài tôi ra thì còn có một người khác cùng bảo lãnh. Tuy nhiên, người nhận bảo lãnh lại là người tôi chơi thân và họ lại miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho tôi. Vậy, cho tôi hỏi, việc bảo lãnh sẽ như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

 Với câu hỏi:Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều 341 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

1. Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối vôi bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.

3. Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối vối những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.

Phân tích:

Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật

Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên bảo lãnh sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh (chú ý rằng vấn đề “miễn” chỉ đặt ra khi nghĩa vụ của bên được bảo lãnh vẫn chưa được thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh). Theo quy định của Điều này thì việc miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh cũng đồng nghĩa với việc miễn thực hiện nghĩa vụ đối với bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ). Hay nói cách khác, khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ đó chuyển giao cho bên bảo lãnh, vậy khi chuyển giao nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ chấm dứt tư cách chủ thể vì vậy không phải thực hiện nghĩa vụ. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận nếu miễn cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trong trường hợp chỉ một người trong số nhiều người cùng nhận bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. Vì nghĩa vụ của những người bảo lãnh liên đới không phân chia theo phần độc lập, cho nên những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện nghĩa vụ liên đối đối với toàn bộ nghĩa vụ. Sau khi thực hiện xong thì có quyền yêu cầu người bảo lãnh khác hoàn trả theo phần của họ (bằng nhau), phần còn lại phải yêu cầu người được bảo lãnh hoàn trả.

Ví dụ, A, B, C cùng bảo lãnh cho D là 900 triệu. A được miễn nghĩa vụ bảo lãnh, thì B (hoặc C) có nghĩa vụ liên đới phải trả 900 triệu. Nếu B đã trả 900 triệu, thì B yêu cầu C hoàn trả 300 triệu (nghĩa vụ bảo lãnh của C) và D hoàn trả cho B 600 triệu (trong đó 300 triệu hoàn trả nghĩa vụ bảo lãnh của B đã thực hiện và 300 triệu là nghĩa vụ của A mà D đã miễn nghĩa vụ bảo lãnh cho A).

Đây có thể gọi là quy định khác của pháp luật về miễn thực hiện nghĩa vụ liên đới. Nếu đối chiếu với quy định về nghĩa vụ liên đới tại khoản 4 Điều 288 Bộ luật này thì khi nhiều người có nghĩa vụ liên đới mà một người được miễn thực hiện nghĩa vụ thì những người có nghĩa vụ liên đới còn lại phải thực hiện nghĩa vụ liên đới đối với phần của họ chưa được miễn.

Khi bên bảo lãnh được một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho việc thực hiện nghĩa vụ với họ thì quan hệ bảo lãnh chỉ chấm dứt giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh thực hiện quyền miễn. .Và như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh với những chủ thể nhận bảo lãnh liên đới còn lại vẫn phát sinh. Do đó, bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.

Ví dụ, A bảo lãnh cho B vay tiền của C, D, E (vôn góp chung và thỏa thuận phát sinh quyền liên đới giữa C, D, E với B) khoản tiền là 2 tỷ. Trong đó, C thực hiện cho vay 500 triệu, D cho vay 800 triệu, E cho vay 700 triệu. Đến hạn, B không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình với C, D, E. Lúc này, A đứng ra thanh toán toàn bộ 2 tỷ đồng cho B. Tuy nhiên, C đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho A. Như vậy, theo quy định của pháp luật, A vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ là 1,5 tỷ đồng trước những người có quyền liên đới là D, E.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, còn người lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quyền được khai sinh, khai tử

Quyền được khai sinh, khai tử là quyền nhân thân quan trọng đối với mỗi cá nhân. Quyền này có từ khi cá nhân sinh ra và được thực hiện kể từ thời điểm cá nhân sinh ra và khi cá nhân chết....

Mẫu Tờ trình xin kinh phí mới nhất năm 2024

Tờ trình xin kinh phí là văn bản được sử dụng để trình bày về một sự việc hay đề xuất cấp trên phê chuẩn một chủ trương, giải pháp nào đó để xin ý kiến chỉ...

Theo Luật giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành?

Giáo dục không chỉ là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mà còn giúp cho nền chính trị, xã hội của mỗi quốc gia luôn trong tình trạng ổn định, nang cao được chỉ số phát triển trong cộng đồng dân...

Quy định về đăng kí kết hôn

Tôi và bạn gái quen nhau từ năm 2014, nay chúng tôi muốn tiến tới hôn nhân nhưng bố mẹ tôi không đồng ý do bạn gái tôi là người đã có một đời chồng và đã ly hôn.Luật sư cho tôi hỏi, bỏ qua sự phản đối của gia đình tôi muốn đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật có được...

Những quy định về người lao động nhận công việc về làm tại nhà

Địa điểm làm việc, tiến hành thực hiện công việc, nghĩa vụ lao động là một trong những nội dung quan trọng của quan hệ lao động và hợp đồng lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi