Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Mẹ vay tiền con có phải trả không?
  • Thứ ba, 15/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 552 Lượt xem

Mẹ vay tiền con có phải trả không?

Theo Điều 463 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Mẹ vay tiền con có phải trả không? Để giúp Quý độc giả có thê thông tin giải đáp, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Điều 466 Bộ luật dân sự quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mẹ vay tiền con có phải trả không?

Câu hỏi này có thể hiểu theo hai cách, đó là: mẹ vay tiền của con thì có phải trả hay không? hoặc mẹ vay tiền thì con có phải trả thay hay không? Do đó, chúng tôi sẽ trả lời theo hai góc độ để làm rõ cho Quý độc giả:

Thứ nhất: Mẹ vay tiền của con thì có phải trả hay không?

Theo Điều 463 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hai bên trong hợp đồng vay tài sản có thể là mẹ và con, và giao dịch dân sự này có hiệu lực pháp luật nếu đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Theo đó, giao dịch làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định pháp luật. Khi đó, nếu mẹ là người vay tiền của con thì có nghĩa vụ trả nợ theo Điều 466 Bộ luật dân sự chúng tôi đã chia sẻ trên đây.

Tuy nhiên, thực tế, giữa mẹ và con có quan hệ tình cảm của những người thân trong gia đình, con có thể miễn trách nhiệm trả nợ cho mẹ dù trước đó giao dịch được thực hiện là giao dịch vay tài sản. Thực tế, việc thực hiện giao dịch vay tài sản giữa cha mẹ và con cái thường mang tính chất tặng cho, tức là bên cho vay không mong muốn được hoàn trả, đặc biệt nếu người cho vay là con cái, việc cho cha mẹ tài sản thường với mục đích báo hiếu, đáp lại công ơn sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ.

Thứ hai: Mẹ vay tiền thì con có phải trả thay hay không?

Trong các trường hợp thông thường, mẹ vay tiền người khác thì con không có nghĩa vụ trả thay bởi pháp luật không có quy định về vấn đề này. Người vay tiền phải có nghĩa vụ thanh toán khoản vay theo Điều 466 Bộ luật dân sự chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Xuất phát từ mối quan hệ tình cảm gia đình, con có thể nhận trách nhiệm trả nợ thay mẹ trên thực tế nhưng pháp luật không có quy định bắt buộc con phải trả nợ thay cho mẹ trong các trường hợp thông thường.

Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây, con có thể phải trả nợ thay mẹ như:

– Con là người bảo lãnh cho khoản vay của mẹ:

Khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự quy định:

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Theo đó, nếu con là bên bảo lãnh cho mẹ trong giao dịch vay thì phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay cho người cho vay nếu mẹ không trả hoặc trả nhưng không đủ khoản nợ.

– Mẹ chết nhưng có khoản vay chưa thanh toán, con là người thừa kế tài sản của mẹ:

Khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự quy định:

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, nếu mẹ chết, có khoản vay chưa thanh toán thì con là người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản do mẹ để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ

Theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì Quyền và nghĩa vụ của con như sau:

– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

– Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

– Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Mẹ vay tiền con có phải trả không?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 của Công ty Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ giải đáp.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?

Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài viết...

Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc?

Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc? Quý vị hãy cùng tìm hiểu trong bài viết...

Sàm sỡ là gì? Sàm sỡ bị xử phạt như thế nào?

Sàm sỡ là hành vi dùng lời nói; hoặc cử chỉ với mục đích quấy rối tình dục ;hoặc làm nhục người khác; xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác. Khác với hành vi dâm ô; hành vi sàm sỡ không bao gồm hành vi có tính chất kích thích nhục dục, dục...

Khái niệm thi hành án dân sự là gì?

Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng dân sự, bảo đảm cho bản án, quyết định của tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; đồng thời góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý của bộ máy...

Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là?

Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi