Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao không?
  • Thứ ba, 15/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1193 Lượt xem

Mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao không?

Bản chất của hợp đồng vay vốn ngân hàng là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên cho vay trong hợp đồng là ngân hàng.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao khôngMời Quý vị theo dõi, tham khảo nội dung:

Hợp đồng vay vốn ngân hàng là gì?

Hợp đồng vay vốn ngân hàng là thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân vay vốn (bên vay), theo đó, ngân hàng cam kết cho bên vay vay khoản tiền với điều kiện hoàn trả gốc và lãi trong thời hạn nhất định.

Bản chất của hợp đồng vay vốn ngân hàng là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên cho vay trong hợp đồng là ngân hàng.

Hợp đồng vay vốn ngân hàng gồm những nội dung gì?

Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật hiện hành, theo đó, hợp đồng vay vốn ngân hàng không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành về các tổ chức tín dụng.

Hợp đồng vay vốn ngân hàng hay thỏa thuận cho vay gồm theo Điều 23 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

– Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;

– Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

– Mục đích sử dụng vốn vay;

– Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;

– Phương thức cho vay;

– Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

– Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;

– Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;

– Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;

– Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn theo Điều 20 Thông tư này;

– Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

– Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo khoản 1 Điều 21 Thông tư này;

– Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;

– Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.

Mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao không?

Khi khách hàng vay vốn, ngân hàng lập và lưu giữ hồ sơ vay, trong đó có thỏa thuận cho vay hay hợp đồng vay vốn ngân hàng, đồng thời gửi khách hàng giữ một hoặc một số bản hợp đồng để tự quản lý. Việc khách hàng làm mất hợp đồng vay vốn ngân hàng không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với hợp đồng này bởi mất hợp đồng không làm chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện hợp đồng trên thực tế có thể gặp một số khó khăn khi cần đối chiếu các điều khoản hợp đồng về các nội dung như: số tiền vay, lãi suất, thời hạn thanh toán, các khoản phạt,… bồi thường. Trong trường hợp bị mất hợp đồng vay, Quý vị có thể liên hệ ngân hàng để được hỗ trợ, tránh những khó khăn khi thực hiện hợp đồng.

Đồng thời, khi thực hiện giao dịch thanh toán khoản vay đến hạn, đóng các khoản lãi, khoản phí khác có liên quan, Quý vị nên lưu giữ lại các biên lai, bằng chứng khác để chứng minh thông tin đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán để có căn cứ chứng minh trong các trường hợp có vấn đề phát sinh, giải quyết tranh chấp có liên quan.

Vay vốn ngân hàng không trả xử lý như thế nào?

Điều 466 Bộ luật dân sự quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, bên vay nói chung và bên vay ngân hàng nói riêng có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ khi đến hạn thanh toán theo thỏa thuận. Trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn theo thỏa thuận, ngân hàng có quyền yêu cầu bên vay thanh toán bằng cách gửi văn bản trực tiếp đến bên vay. Trường hợp bên vay không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ này, ngân hàng sẽ thực hiện thủ tục thu hồi nợ bằng cách khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết, có cơ sở cho việc bên vay thực hiện theo bản án của Tòa hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thi hành án.

Ngoài ra, nếu ngân hàng thấy rằng vụ việc có dấu hiệu hình sự, tức là bên vay thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, ở giai đoạn điều tra thường là công an xem xét, giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi giúp giải đáp thắc mắc: Mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao không?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
4.7/5 - (19 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi