• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 1838 Lượt xem

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai, sinh con thay cho người khác theo cách hiểu thông thường, tuy nhiên người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Việc mang thai hộ được thực hiện bằng việc cấy trứng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ vào tử cung của người mang thai hộ.nhân đạo là việc người phụ nữ tự nguyện giúp mang thai hộ cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực y tế đã đạt được những bước tiến vượt bậc nhằm giúp nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần của con người. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là việc sinh nở của phụ nữ còn gặp khá nhiều khó khăn, nhất là đối với những phụ nữ không may bị vô sinh, không có khả sinh con bình thường như những người phụ nữ khác.

Nhiều người đã tìm đến phương pháp mang thai hộ như là giải pháp cuối cùng của mình để được làm mẹ. Vậy mang thai hộ là gì? Con sinh ra bằng phương pháp mang thai hộ là con của ai? Người mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai, sinh con thay cho người khác theo cách hiểu thông thường, tuy nhiên người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Việc mang thai hộ được thực hiện bằng việc cấy trứng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ vào tử cung của người mang thai hộ.

Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực đã quy định một cách chi tiết, rõ ràng về mang thai hộ, theo đó Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục thương mai.

Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, không cho phép mang thai hộ vì mục đích thương mại, vì vậy bài viết này chỉ đề cập đến quy định của pháp luật về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cụ thể, khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc người phụ nữ tự nguyện giúp mang thai hộ cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Ngoài việc giải đáp mang thai hộ là gì? Chúng tôi sẽ đưa ra một số quy định pháp luật có liên quan, vì vậy Quý vị đừng bỏ lỡ bài viết để có thêm cho mình những thông tin hữu ích.

Con sinh ra bằng phường pháp mang thai hộ là con của ai?

Thực tế hiện nay có nhiều trường hợp người mang thai hộ mặc dù đã được tư vấn đầy đủ về các vấn đề pháp luật, tâm lý, y tế nhưng sau khi sinh, do phát sinh tình cảm với đứa trẻ được sinh ra hoặc do nhiều lý do khác nhau, khi đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ thì đã cố tình không giao. Việc này dẫn đến những tranh chấp pháp lý giữa các bên về việc xác định cha mẹ cho đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp mang thai hộ.

Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Như vậy, theo quy định trên thì người mang thai hộ không được xác định là mẹ của đứa trẻ được sinh ra trong trường hợp mang thai hộ.

Trường hợp người mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai họ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con theo quy định của pháp luật.

Người mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?

Hiện nay, pháp luật quy định về chế độ hưởng thai sản của người mang thai hộ như sau: Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện đối với người mang thai hộ cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Nếu kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà chưa đủ 60 ngày hưởng chế độ thai sản thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày theo luật định.

Theo quy định về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình thì việc sinh con bằng phương pháp mang thai hộ không được tính vào số con của người mang thai hộ.

Người mang thai hộ được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mẹ và con. Trong quá trình mang thai, người mang thai hộ sẽ phải thực hiện khám sàng lọc để phát hiện các bất thường, dị tật của bào thai. Nếu vì lý do tính mạng của bản thân hoặc sức khỏe của thai nhi người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, tiếp tục hoặc không tiếp tục mang thai để đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Xung quanh bài viết “Mang thai hộ là gì?”, Quý độc giả có thể có những băn khoăn, vướng mắc. Khi có những băn khoăn, vướng mắc cần được tháo gỡ nhanh chóng, hãy liên hệ tới chúng tôi theo số 1900 6557 – Tổng đài tư vấn của Luật Hoàng Phi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi