Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Lãi suất vay tiền bao nhiêu là đúng quy định của pháp luật?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1181 Lượt xem

Lãi suất vay tiền bao nhiêu là đúng quy định của pháp luật?

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó số tiền lãi được người vay tiền trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay, trong hợp đồng vay tiền thì các bên có thể tự thỏa thuận về việc bên vay có phải trả lãi suất cho bên cho vay hay không

Thực tế thấy được rằng có rất nhiều trường hợp vay tiền chỉ có sự thỏa thuận bằng miệng mà không có giấy vay tiền hoặc là hợp đồng vay, theo các bên sẽ tự thỏa thuận về số tiền cho vay, thỏa thuận về lãi suất nếu có.

Nếu trong trường hợp có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất vay tiền là bao nhiêu là đúng quy định của pháp luật? Nội dung bài viết dưới đây sẽ tư vấn cụ thể hơn về nội dung này.

Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó số tiền lãi được người vay tiền trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay.

Trong hợp đồng vay tiền thì các bên có thể tự thỏa thuận về việc bên vay có phải trả lãi suất cho bên cho vay hay không. Nếu có lãi suất thì việc thỏa thuận về lãi suất là rất quan trọng để tránh trường hợp có những tranh chấp phát sinh sau này khi bên bay hoặc bên cho vay không thực hiện theo đúng các quyền và nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền.

Việc thỏa thuận về lãi suất cần tuân theo đúng quy định của pháp luật để tránh trường hợp cho vay vượt quá lãi suất cho phép theo quy định của pháp luật.

Lãi suất vay bao nhiêu là đúng theo quy định pháp luật?

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự quy định về lãi suất như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy lãi suất vay tiền sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Câu hỏi:

Tôi có một vấn đề muốn được tư vấn như sau: tôi có vay tiền nhà hàng xóm, kí kết hợp đồng đàng hoàng, với số tiền là 200 triệu đồng, hạn trả là trong vòng 2 năm, với lãi suất là 1,6%/1 tháng. Tôi thấy lãi suất đó cũng ở mức khá cao, vậy cho tôi hỏi người hàng xóm đó cho tôi vay tiền với lãi xuất như thế có vi phạm quy định của pháp luật hay không? tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật dân sự, với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Chúng tôi nhận thấy đã thực hiện giao dịch dân sự đó là vay tài sản của một người khác, cụ thể là số tiền 200 triệu đồng. Vấn đề bạn muốn hỏi đó là việc lãi suất của bên cho vay đưa ra có đúng với quy định của pháp luật hay không. Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm). Có thể nói, lãi suất là một phần lợi nhuận của người cho vay khi cho vay tiền bởi họ đã cho bạn vay tiền thì họ sẽ phải nhận được một khoản tiền nào đó dựa trên số tiền vay để thu được lợi cho mình. Do đó, pháp luật đã quy định về lãi suất rất chặt chẽ để hạn chế việc người cho vay dựa vào tình cảnh khó khăn của người vay tiền để cho vay với lãi suất quá cao, bóc lột người vay tiền. Cụ thể, Bộ luật Dân sự đã có quy định về Lãi suất vay tiền như sau:

Như vậy, mức lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, nếu vượt quá con số đó thì sẽ trở thành cho vay với lãi suất cao, nếu lãi suất cao gấp 10 lần số đó thì có thể trở thành cho vay nặng lãi và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trở lại với vấn đề của bạn, người hàng xóm đã cho bạn vay tiền với lãi suất là 1,6%/1 tháng, do đó, lãi suất của số tiền trong một năm là 1,6 x 12 tháng = 19,2. Như vậy, lãi suất tiền vay mà hàng xóm cho bạn vay không vượt quá 20%/năm cho nên việc xác định lãi suất như vậy vẫn phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp bạn cảm thấy lãi suất cao và không thể vay tiền với lãi suất đó thì bạn có thể có thỏa thuận với người cho vay tiền bởi lãi suất là do các bên thỏa thuận với nhau.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt bao nhiêu?

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ, có lịch sử nhận thức dài như nhân...

Bao lâu thì hết thời hạn đòi nợ?

Thời hiệu khởi kiện đòi nợ để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Rút đơn khởi kiện có được khởi kiện lại không?

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và hướng dẫn trong Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn 1 số quy định tại khoản 1 và khoản 3, Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự về việc trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ, sẽ có các trường hợp đương sự có quyền nộp đơn khởi...

Hậu quả pháp lý khi giao vật không đồng bộ là gì?

Tôi giao dàn máy vi tính mà thiếu mất bàn phím thì có xác định là giao vật không đồng bộ không và hậu quả pháp lý đối với hành vi này là...

Quốc tịch của pháp nhân là gì?

Pháp nhân là một chủ thể quan trọng trong các quan hệ pháp luật dân sự, do đó, pháp nhân cũng cần có lý lịch pháp lý. Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lí giữa pháp nhân với Nhà nước, mỗi pháp nhân có quốc tịch riêng....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi