Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Không vay mà bị công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1176 Lượt xem

Không vay mà bị công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì?

Không vay mà bị công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời ngay nhé!

Ngày nay điện thoại đã trở nên phổ biến và vô cùng quan trọng trong đời sống chúng ta. Bên cạnh những mặt lợi ích mà điện thoại mang đến thì người sử dụng cũng gặp không ít những tình huống dở khóc dở cười thậm chí rất bực mình.

Nhiều bạn đọc băn khoăn không biết xử lý như nào đối với trường hợp Không vay mà bị công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì? Luật Hoàng Phi thấu hiểu và xin chia sẻ nội dung bài viết sau để bạn đọc tham khảo và có cách xử lý.

Hình thức vay tiền từ công ty tài chính

Hiện nay hình thức vay tiền từ công ty tài chính nhất là vay tiêu dùng ngày càng phổ biến. Thông thường, quy trình vay khá đơn giản và dễ dàng, người đi vay không cần tài sản đảm bảo mà chỉ cung cấp một số thông tin cá nhân như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu, thông tin liên lạc của người thân, bạn bè, đồng nghiệp… là đã có thể vay được tiền.

Nếu người vay quên hoặc cố tình không thanh toán tiền vay thì người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… của người vay sẽ bị “khủng bố” bằng điện thoại, tin nhắn,… với giọng điệu từ nhỏ nhẹ đề nghị nhắc nhở người vay trả nợ đến đe dọa, khủng bố, bêu xấu trên các trang mạng xã hội… Thậm chí có người khi nhận được điện thoại còn không biết là mình quen người vay tiền bởi lẽ số điện thoại của họ được thêm vào một cách ngẫu nhiên để hợp thức hóa hồ sơ vay, trong khi thực tế không có mối quan hệ nào.

Các công ty tài chính có được phép khủng bố tin nhắn, điện thoại liên tục để đòi nợ

Quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của các công ty tài chính, tại điểm đ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ:

7. Điểm đ Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;”.

Theo quy định của pháp luật thì Các công ty tài chính khi đòi nợ cần đảm bảo:

+ Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật.

+ Không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày.

+ Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ.

+ Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc công ty tài chính khủng bố tin nhắn, gọi điện liên tục những người không có nghĩa vụ trả nợ như người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người vay là trái pháp luật

Không vay mà bị công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì?

Không vay mà bị công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì là băn khoăn của rất nhiều độc giả. Trong trường hợp trên cá nhân có thể thực hiện một số cách sau:

1/ Khi thường xuyên bị gọi làm phiền hãy giải thích ngắn nếu không quen hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập. Ngoài ra bạn đọc cũng nên hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ để nắm thông tin cụ thể. Khi nghe máy nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng nếu cần cung cấp cho cơ quan chức năng.

2/ khi nghe điện dù đối phương gặng hỏi thông tin thì tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin gì cho các đối tượng này. Ngoài ra bạn đọc không nên đôi co, giải thích hay năn nỉ vì không giải quyết được vấn đề.

3/ Có yêu cầu bằng văn bản gửi tới công ty tài chính đã quấy rối, gọi điện giục nợ để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.

4/ Gửi đơn tố cáo tới cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn Tỉnh để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính hoặc gửi đơn tố cáo lên cơ quan Công an, nếu công ty tài chính tiếp có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để quấy rối, đe dọa tinh thần,…

5/ Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền để giảm phiền hà. Đối với các trang Facebook cá nhân có thể khóa các bình luận của người lạ.

Công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ sẽ bị xử lý ra sao?

Theo quy định tại điểm e, g khoản 3 điều 102 quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Không vay mà bị công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi