• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4968 Lượt xem

Khế ước là gì?

Khế ước là sự thỏa thuận của các bên và được ghi lại bằng văn bản nên để thành lập khế ước, các bên hoàn toàn có thể gặp nhau, ghi lại và cùng có chữ ký của các bên, tuy nhiên các điều khoản trong khế ước không được trái quy định pháp luật.

Khế ước là một cụm từ xuất hiện từ rất xa xưa, nó như một loại giấy tờ bảo đảm cho các giao dịch giữa con người với nhau. Ngày nay, cụm từ này vẫn còn được sử dụng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Vậy Khế ước là gì? Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Khế ước là gì?

Khế ước là một thuật ngữ được sử dụng trong thời kỳ trước khi đất nước ta mở cửa, tiến tới nền kinh tế thị trường, trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, khế ước là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở thời kì trước và sau khi giành được độc lập dân tộc năm 1945, do ảnh hưởng của thuật ngữ pháp lý trong luật dân sự của Pháp như trong dân pháp điển Bắc Kỳ, dân pháp điển trung Kỳ, pháp quy giản yếu năm 1883 thi hành ở Nam kỳ.

Thuật ngữ này lần đầu tiên được xuất hiện trong Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 22.5.1950. Tại Điều 13 Sắc lệnh này quy định:

“Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu.”

Như vậy có thể hiểu khế ước chính là một sự thỏa thuận dân sự giữa hai bên, từ đó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngày nay, các nhà làm luật không còn sử dụng phổ biến cụm từ “Khế ước” nữa mà thay vào đó chính là các giao dịch dân sự, hợp đồng. Và hiện nay, chúng ta cũng chỉ còn nghe thấy các cụm từ như khế ước nhận nợ, khế ước vay.

Khế ước nhận nợ chính là một loại biên bản xác nhận khoản nợ của các bên liên quan bao gồm bên cho vay, bên vay. Đây cũng chính là một loại giấy tờ ghi nợ.

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không hề có quy định giải thích thuật ngữ Khế ước là gì? Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đó thực chất chỉ giao dịch dân sự dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

Khế ước nhận nợ ngân hàng là gì?

Khế ước nhận nợ ngân hàng được hiểu thông thường là giấy nhận nợ, đây là một loại chứng từ được lập ra khi bên đơn vị vay cho người nhận khoản vay một khoản tiền nào đó. Cần có giấy tờ chứng nhận về khoản vay của mình.

 

Lập khế ước như thế nào?

Do khế ước cũng chỉ đơn giản là sự thỏa thuận của các bên và được ghi lại bằng văn bản nên để thành lập khế ước, các bên hoàn toàn có thể gặp nhau, ghi lại và cùng có chữ ký của các bên. Tuy nhiên các điều khoản trong khế ước không được trái quy định pháp luật.

Đối với khế ước nhận nợ thì có thể thực hiện trực tuyến. Bước đầu tiên là truy cập vào mục tín dụng, sau đó chọn hồ sơ tín dụng và tiến hành lập khế ước. Hãy nhập thông tin hợp đồng và thông tin kế ước một cách chính xác, tuyệt đối không nhập dữ liệu giả mạo, khai khống.

Sau khi đã hoàn thành chuỗi đăng ký trên, bạn hãy ấn nút lập khế ước trả nợ. Lúc này màn hình sẽ hiển thị ra một sheet kế hoạch trả nợ. Bạn cũng điền đầy đủ thông tin và cuối cùng là ấn nút lưu.

Sau khi đăng ký xong bản khế ước nhận nợ, bạn phải hoàn thành bản kế hoạch trả nợ. Kế hoạch trả nợ sẽ là minh chứng giúp bạn dễ dàng vay một khoản tiền hơn.

Cuối cùng là kiểm tra mọi thông tin về lãi, thời gian trả nợ một cách cẩn thận, chính xác, rồi mới lưu.

Giải ngân khế ước ra sao?

Khi đã biết được Khế ước là gì? cũng như cách lập khế ước thì một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm chính là cách giải ngân khế ước ra sao.

Đầu tiên cũng là vào mục tín dụng và chọn mẫu Hồ sơ tín dụng, sau đó ấn  “Giải ngân” để màn hình kết xuất mẫu dữ liệu. Cuối cùng là ấn “In giao dịch” để xuất ra văn bản chứng từ kế toán. Nếu muốn in bản “Giấy nhận nợ” hãy ấn in giấy nhận nợ.

Với các trường hợp giải ngân nhiều lần thì tổng số tiền giải ngân cho đợt sau bằng số tiền ký trên hợp đồng tín dụng. Như vậy, việc thành lập khế ước nhận nợ và giải ngân khế ước không hề khó mà còn rất thuận tiện.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Khế ước là gì để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi