Khám, chữa bệnh sai nơi ghi trên thẻ bảo hiểm y tế có được giải quyết quyền lợi ?
Tôi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở một nơi khác, nhưng khám bệnh lại ở bệnh viện khác (tuyến tỉnh) nhưng bệnh viện này không giải quyết quyền lợi bảo hiểm y tế cho tôi vì cho rằng tôi khám sai tuyến. Vậy việc làm của bệnh viện này có đúng không? xin luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi:
Xin chào Luật sư, em có một thắc mắc muốn hỏi Luật sư:
Tôi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại đại lý thu bảo hiểm y tế 1 xã của huyện Thanh Thủy, Phú Thọ; Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu trên thẻ bảo hiểm y tế là Trạm y tế xã. Ngày 03-3-2016, tôi đang trên đường đi thăm người thân, thấy đau chân, tiện đường, tôi vào khám, chữa bệnh tại Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ) và được bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm khớp gối. Tôi xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy chứng minh nhân dân cho bộ phận tiếp nhận, nhưng bệnh viện không giải quyết chế độ mà thu viện phí với lý do đi khám, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu in trên thẻ bảo hiểm y tế và không trong tình trạng cấp cứu. Xin hỏi bệnh viện không giải quyết chế độ bảo hiểm y tế cho tôi là đúng hay sai?
Luật sư tư vấn giúp, em xin chân thành cảm ơn!
Khám, chữa bệnh sai nơi ghi trên thẻ bảo hiểm y tế có được giải quyết quyền lợi ?
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi của chúng tôi, với trường hợp của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 3 điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016″
Trường hợp bạn khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh mà không có giấy chuyển viện của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, cũng không thuộc trường hợp cấp cứu thì sẽ được xem xét là đi khám chữa bệnh không đúng tuyến. Trong trường hợp đi không đúng tuyến thì bạn sẽ chỉ được thanh toán với mức 60% chi phí khám chữa bệnh nếu như bạn điều trị nội trú, còn nếu điều trị ngoại trú thì sẽ không được thanh toán. Việc bệnh viện làm như vậy là không trái quy định của pháp luật.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn, bạn có thể tham khảo để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Và rất hi vọng bạn sẽ tiếp tục tin tưởng và ủng hộ Luật Hoàng Phi của chúng tôi.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại...
Không trả được tiền cho ngân hàng có bị đi tù không?
Tôi có một khoản vay tiền ngân hàng, đến nay tôi không có khả năng trả tiền, Ngân hàng đã gửi đơn đến Tòa án yêu cầu giải quyết việc tôi không trả nợ, tôi có bị mất việc, đi tù hay...
Văn phòng đại diện có mã số thuế không?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh...
Tài sản gắn liền với đất gồm những gì?
Theo Điều 104 Luật Đất đai 2013, tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm. Căn cứ khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu tài sản gắn liền với đất là bất động sản, bao gồm nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất đai....
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?
Kể từ ngày kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, sau 10 ngày, đơn vị phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn, cuộc họp sẽ phải bầu ra ban thường vụ và các chức danh trong công...
Xem thêm