Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Nguyên đơn dân sự là gì? Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 10341 Lượt xem

Nguyên đơn dân sự là gì? Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự?

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì người đại diện hợp pháp có thể thay mặt họ thực hiện các quyền của nguyên đơn dân sự

Nguyên đơn dân sự là gì?

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự

Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

d) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;

m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;

c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Tư vấn quy định về nguyên đơn dân sự, quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự

Thứ nhất: Theo Khoản 1 Điều luật đang được bình luận, nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi một tội phạm đã thực hiện, nếu tội phạm đã gây ra thiệt hại về vật chất cho cá nhân, cơ quan, tổ chức, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chỉ có nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử vụ án, áp dụng hình phạt đối với người phạm tội mà còn giải quyết việc bồi thường thiệt hại.

Nguyên đơn dân sự là cá nhân tức là người bị tội phạm gây nên những thiệt hại về vật chất và tinh thần. Nếu nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì người đại diện hợp pháp có thể thay mặt họ thực hiện các quyền của nguyên đơn dân sự. Nguyên đơn dân sự là cơ quan, tổ chức tức là cơ quan, tổ chức bị tội phạm gây nên những thiệt hại.

Để được công nhận là nguyên đơn dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đã được công nhận là nguyên đơn dân sự là người tham gia tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng hình sự.

Thứ hai: Theo khoản 2 Điều luật đang được bình luận, nguyên đơn dân sự có các quyền sau đây:

–  Quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

– Quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

– Quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

– Quyền được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

– Quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

– Quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

– Quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

– Quyền tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;

–  Quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

–  Quyền tự khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

– Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho nguyên đơn dân sự thực hiện các quyền của họ.

Thứ ba: Nguyên đơn dân sự có những nghĩa vụ nhất định. Theo khoản 3 Điều luật đang được bình luận, nguyên đơn dân sự có các nghĩa vụ sau:

– Nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

– Nghĩa vụ phải trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;

– Nghĩa vụ phải chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều luật đang được bình luận có những sửa đổi, bổ sung nhất định. Các thiệt hại do tội phạm gây ra được quy định rộng hơn so với trước đây và sửa đổi, bổ sung một số quyền theo hướng cụ thể và chính xác hơn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật Hình sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Nguyên đơn trọng vụ án hình sự là gì?

Thế nào là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự. Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự có gì khác với nguyên đơn trong vụ án dân sự?

Trả lời:

Thứ nhất: Về khái niệm nguyên đơn dân sự:

Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì nguyên đơn dân sự được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình.

Như vậy, điều kiện cần và đủ để một cá nhân, cơ quan, tổ chức trở thành nguyên đơn dân sự gồm:

+ Bị thiệt hại do tội phạm gây ra;

+ Có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự.

Thứ hai: Về sự khác biệt giữa nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự và nguyên đơn trong vụ án dân sự:

Trước hết cần hiểu được khái niệm nguyên đơn trong vụ án dân sự. Khái niệm này được quy định tại Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự

1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.”

Qua các khái niệm về nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự và nguyên đơn trong vụ án dân sự, có thể nhận thấy một số điểm khác biệt giữa hai chủ thể này như:

Thứ nhất, nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, yêu cầu khởi kiện của họ làm phát sinh vụ án dân sự, còn trong vụ án hình sự, nguyên đơn dân sự có thể không phải là người làm phát sinh vụ án hình sự, chỉ làm phát sinh vấn đề về dân sự trong vụ án hình sự, do đó, vụ án hình sự có thể không có nguyên đơn dân sự mà chỉ có chủ thể bị hại, nhưng trong vụ án dân sự chắc chắn có nguyên đơn.

Thứ hai, nguyên đơn trong vụ án dân sự là người có quyền và lợi ích bị xâm phạm, do đó các yêu cầu của họ đối với bị đơn trong đơn khởi kiện có thể đa dạng hơn so với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự như: tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trả lại tài sản, trả tiền phạt vi phạm,….

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi