• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1585 Lượt xem

Khái niệm luật kinh tế

Luật Kinh tế ra đời trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế Vậy khái niệm luật kinh tế là gì?

Quan hệ trong luật kinh tế

Pháp luật kinh tế là lĩnh vực pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Theo cách hiểu truyền thống, pháp luật kinh tế điều chỉnh nhiều mối quan hệ kinh tế đa dạng và phong phú. Có thể kể đến các nhóm quan hệ cơ bản như sau: 

– Quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh. Các quan hệ này phát sinh trong quá trình hình thành các loại chủ thể kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, giải thể, phá sản… thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác; 

– Quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng kinh doanh, pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh…; 

– Quan hệ phát sinh trong quá trình cấp phát, huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hoạt động tín dụng, thanh toán, ngân sách… thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về tài chính – ngân hàng; 

– Quan hệ phát sinh trong quá trình tạo việc làm và sử dụng lao động… thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động; 

– Quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, môi trường… thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai, Luật Môi trường; 

– Quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các hành vi cạnh tranh thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.

Luật kinh tế là gì?

Theo PGS, TS Nguyễn Như Phát (Viện Nhà nước và Pháp luật), pháp luật kinh tế không phải là một ngành luật mà là một hệ thống các lĩnh vực pháp luật có đối tượng rất rộng. Ngoài các quan hệ kinh tế nêu trên, quan hệ phát sinh trong quá trình can thiệp, điều tiết của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế (pháp luật hành chính kinh tế – pháp luật kinh tế công) cũng thuộc phạm vi của pháp luật kinh tế. 

Với những đặc thù về chủ thể, nội dung, tính chất, mỗi quan hệ kinh tế trên đây lại thuộc một ngành luật hay một lĩnh vực pháp luật hẹp hơn điều chỉnh, bao gồm: Luật Kinh tế, Luật Tài chính – Ngân hàng, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Môi trường. Như vậy, trong khoa học pháp lý Việt Nam, Luật Kinh tế được hiểu là một bộ phận của pháp luật kinh tế và nó chỉ điều chỉnh một phần quan hệ kinh tế phát sinh trong nền kinh tế thị trường. 

Ở thập niên 70, thập niên 80, khái niệm “Luật Kinh tế được sử dụng phổ biến. Luật Kinh tế khi đó, được hiểu là một bộ phận của pháp Luật Kinh tế…, là ngành luật độc lập có phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng, trong đó, pháp luật kinh tế bao gồm các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau (Luật Kinh tế, Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Tài chính – Ngân hàng…) điều chỉnh những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế và quan hệ quản lý kinh tế của nhà nước với tư cách vừa là một tổ chức chính trị, vừa là chủ sở hữu tư liệu sản xuất trong xã hội. Luật Kinh tế ra đời trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa, các cơ quan quản lý kinh tế trong sản xuất, kinh doanh, sở hữu, tổ chức và kế hoạch hoá’. Trong các cơ sở đào tạo luật, “Luật Kinh tế” trở thành một môn học quan trọng, là kết quả của công tác nghiên cứu khoa học pháp lý và thực tiễn quản lý sản xuất kinh doanh bằng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất kinh doanh”. 

Ở Việt Nam, ý tưởng sử dụng khái niệm “Luật Thương mại”, “luật kinh doanh” để thay thế cho khái niệm “Luật Kinh tế” xuất hiện khi diễn ra những thay đổi về kinh tế, về cơ chế quản lý kinh tế và dẫn đến những thay đổi căn bản trong điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chủ thể của Luật Kinh tế không còn là các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa (tổ chức kinh tế nhà nước, tổ chức kinh tế tập thể) với tư cách là các đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất theo kế hoạch được giao. Nền kinh tế không còn vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung mà vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, với nền tảng là sự công nhận quyền tự do sở hữu, quyền tự do kinh doanh, đồng thời chịu nhiều tác động tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những thay đổi này dẫn đến yêu cầu đổi mới trong khoa học Luật Kinh tế, theo đó, khái niệm “Luật Kinh tế” ít được sử dụng hơn trong khoa học pháp lý. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, phạm vi quyền tự do kinh doanh cũng không ngừng được mở rộng, từ chỗ “tự do kinh doanh theo quy định pháp luật” đến “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”…, vai trò can thiệp, kiểm soát từ phía nhà nước cũng thu hẹp rất nhiều theo xu hướng tôn trọng và đảm bảo thực hiện những hành vi không trái pháp luật của người kinh doanh (thương nhân). Xu hướng này làm cho yếu tố “luật tư” được thể hiện rất rõ nét và khái niệm “Luật Thương mại” dần được sử dụng phổ biến, với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại, hoạt động đầu tư kinh doanh của thương nhân. Chính vì vậy, khái niệm “Luật Thương mại” dần được sử dụng thay thế cho khái niệm “Luật Kinh tế”, mặc dù nhiều vấn đề lý luận về vấn đề này còn có những quan điểm khác nhau và cơ cấu của nó cũng chưa ổn định”. Trong khoa học pháp lý, cũng còn những ý kiến khác nhau trong việc nhìn nhận “Luật Kinh tế” với tư cách là một ngành luật độc lập. Mặc dù vậy, trong thực tiễn kinh doanh và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, khái niệm “Luật Kinh tế” vẫn tiếp tục tồn tại và được sử dụng với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và tiến hành hoạt động kinh doanh, bao gồm quá trình hình thành các loại chủ thể kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quá trình tiên hành hoạt động kinh doanh thông qua các giao dịch hợp đồng của doanh nghiệp, quá trình giải thể, phá sản và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh… Ngày nay, “động lực của toàn cầu hoá chính là sự bùng nổ thươnmại hàng hoá và dịch vụ”, dẫn đến sự hình thành một khối lượng đồ sộ các văn bản pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế… điều chỉnh các quan hệ thương mại trong nước và quốc tế. Quy chế thương nhân được xác lập bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phá sản… Hoạt động thương mại của thương nhân được điều chỉnh bởi văn bản: Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Trọng tài thương mại, Bộ luật Tố tụng dân sự, các luật thuế, Bộ Luật hàng hải, các tập quán thương mại quốc tế… Tổng thể các nguồn luật này là cơ sở pháp lý cho thương nhân gia nhập thị trường, tổ chức hoạt động và rút khỏi thị trường, là cơ sở pháp lý cho thương nhân tiến hành các hoạt động kinh doanh. Như vậy, việc nhận diện khái niệm Luật Kinh tế trong nền kinh tế thị trường có những lưu ý cơ bản như sau: |

Một là: Luật Kinh tế là một bộ phận thuộc lĩnh vực pháp luật kinh tế, bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm quy định về các loại chủ thể kinh doanh, điều chỉnh việc hình thành, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với chính sách quản lý kinh tế của nhà nước và quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh; 

Hai là, Luật Kinh tế không phải là cơ cở pháp lý giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong mọi quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải tìm kiếm đến các quy định khác trong Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Đất đai, Luật Lao động…

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi