Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả?
Kiểm tra bằng lái xe thật giả sẽ giúp bạn tránh một số rắc rối như không vi phạm pháp luật, tránh bị phạt tiền, bắt giữ và kịp thời phát hiện những thông tin sai lệch về chiếc xe để sửa chữa cho chính xác.
Khi bạn muốn điều kiện phương tiện tham gia giao thông thì bằng lái là một trong những yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, một số tài xế đã không thi bằng lái xe mà chọn mua bằng lái và chạy theo bằng lái khiến cho số lượng bằng lái giả tràn lan, khó kiểm soát. Đứng trước thực trạng như thế, bạn đã biết cách tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu về Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả? trong nội dung bài viết dưới đây.
Giấy phép lái xe là gì?
Giấy phép lái xe là một loại chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước cấp cho một cá nhân. Cá nhân đó sẽ được phép điều khiển, vận hành, tham gia giao thông bằng các loại xe cơ giới như xe máy, ô tô, xe tải,…
Tùy thuộc vào từng loại xe và cách vận hành mà lái xe sẽ hoàn tất các thủ tục thi cấp bằng với hạng bằng tương ứng như A1, A2, B1, B2, C, D,…
Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả?
Cách kiểm tra bằng lái xe thật giả sẽ giúp bạn tránh một số rắc rối như không vi phạm pháp luật, tránh bị phạt tiền, bắt giữ và kịp thời phát hiện những thông tin sai lệch về chiếc xe để sửa chữa cho chính xác.
Nếu bạn chưa biết cách kiểm tra thì những Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả?dưới đây sẽ rất hữu ích. Có 3 cách để kiểm tra giấy phép lái xe (GPLX) như sau:
Cách 1: Kiểm tra qua Internet
Bước 1: Truy cập vào website: https://gplx.gov.vn/default.aspx
Đây là trang thông tin điện tử của Tổng cục đường bộ Việt Nam, dưới sự giám sát của Bộ giao thông vận tải Việt Nam.
Bước 2: Nhập thông tin
Nhập đầy đủ các thông tin như:
– Loại GPLX: GPLX có thời hạn, GPLX không thời hạn, GPLX làm bằng giấy bìa
– Nhập số GPLX hoặc số seri cũng cho kết quả tương tự
– Ngày tháng năm sinh
Bước 3: Nhận kết quả
Tiếp theo, bấm “Tra cứu” để nhận thông tin về GPLX. Thông tin này sẽ bao gồm:
– Thông tin người chủ sở hữu
– Thông tin GPLX
Nếu hiện lên thông tin – xác minh lại kĩ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày cấp, số seri – mọi thứ đều đúng thì có thể xác định bằng lái của bạn là bằng thật, đã được cập nhật thông tin lên dữ liệu của Tổng cục đường bộ.
Do đó dù sau này có mất, hư hỏng cả bằng và không còn hồ sơ gốc bạn vẫn được cấp lại bằng lái xe mà không cần phải mất thời gian và tiền bạc để đi thi mới.
Còn nếu thông tin tra cứu không giống với thông tin GPLX bạn đang có thì xác định đó là bằng giả.
Nếu báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”, xem kĩ lại các bước ở trên coi có sai sót gì không và chỉnh sửa rồi bấm tra cứu lại.
Nếu vẫn báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”, mặc dù các bạn đã làm đúng mọi bước theo hướng dẫn trên thì có 02 trường hợp:
+ Nếu thực sự bạn có tham gia thi đoàng hoàng – thì thông tin của bạn chưa được cập nhật lên hệ thống, việc cần làm của bạn là liên hệ lại Sở Giao thông vận tải mà bạn đã thi trước đây, yêu cầu cập nhật thông tin ( một vài Tỉnh chỉ cần điện thoại lên, đọc đúng họ tên, số CMND và số GPLX – sau 05 phút là được cập nhật, tuy nhiên nếu không đủ dữ liệu để cập nhật thì bạn phải mang hồ sơ gốc, GPLX gốc, CMND tới trực tiếp để đối chiếu.)
+ Nếu bạn mua bằng, lo bằng – nói chung không tham gia thi đầy đủ bài lý thuyết và bài thực hành thì chắc chắn bằng lái của bạn là bằng giả.
Ngoài việc cập nhật mọi thông tin về bằng lái xe các hạng, thì cổng thông tin của Tổng cục đường bộ còn có phần cập nhật lỗi vi phạm giao thông – đặc biệt đối với các bằng lái chất liệu PET mới – sẽ được cập nhật mỗi 06 tháng/ 1 lần. Nên khi tra cứu mà thấy còn lỗi vi phạm thì phải đóng phạt theo quy định.
Một vài trường hợp đặc biệt:
– Bằng lái được cấp lâu – có những bằng từ năm 1990-1995 – thông tin có thể chưa cập nhật. Việc cần làm lúc này là bạn hãy mang hồ sơ gốc và GPLX lên Sở GTVT để được đổi sang PET mới.
– Đối với bằng lái hạng A2 cấp trong khoảng từ 1995-1999, nếu thông tin không cập nhật trên tổng cục, không có hồ sơ gốc thì khi đổi lại sẽ mặc nhiên hạ xuống bằng A1 ( giai đoạn này việc thi GPLX mô tô PKL A2 có nhiều kẽ hở – nhiều trường hợp là bằng giả).
– Tổng cục đường bộ chỉ quản lí những bằng lái dân sự do Sở GTVT cấp, còn bằng lái Quân Sự, Công An cấp thì không quản lí, nên những trường hợp có GPLX Quân Sự, Công An cấp bạn phải liên hệ lại cơ quan cấp bằng để được hướng dẫn đổi lại.
Cách 2: Kiểm tra qua hệ thống tin nhắn
Cách kiểm tra bằng lái xe giả tiếp theo là bạn có thể kiểm tra qua tin nhắn bằng cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] [Số Seri] gửi 0936 081 778 hoặc 0936 083 578
Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ phản hồi lại cho bạn thông tin GPLX cần tra cứu như:
+ Hạng bằng lái
+ Số seri
+ Ngày hết hạn
+ Lỗi vi phạm giao thông (nếu có)
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là cách này chỉ áp dụng với GPLX loại mới làm bằng chất liệu PET.
Cách 3: Kiểm tra thủ công
Một cách kiểm tra bằng lái xe thật giả là kiểm tra thủ công tức là kiểm tra bằng mắt thường:
– Khi nhìn nghiêng GPLX sẽ thấy xuất hiện dòng chữ “đường bộ Việt Nam” lấp lánh ở tem dán hình tròn trên góc phía dưới bên phải thì đấy là bằng thật.
– Số thứ 4 và số thứ 5 trên GPLX thật sẽ trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển GPLX.
Cách kiểm tra bằng lái xe giả này cũng chỉ áp dụng với GPLX loại mới làm bằng chất liệu PET.
Sử dụng GPLX giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Sau khi đã biết Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả? Bạn cũng cần nắm được quy định về xử phạt khi sử dụng giấy phép lái xe “giả”.
Căn cứ quy định tại Khoản 5, 7,8 và 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
5.Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
7.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
8.Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
9.Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm b, điểm d khoản 8 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm d khoản 7, điểm d khoản 8 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”.
Như vậy, khi sử dụng giấy phép lái xe giả thì mức xử phạt đối với từng loại phương tiện khác nhau. Đồng thời cũng có thể bị tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không hợp lệ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả? để bạn đọc tham khảo. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, bạn đọc có thể tự mình tra cứu xem GPLX đang sử dụng là thật hay giả, tránh bị phạt khi tham gia giao thông.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tặng cho tài sản có điều kiện là gì?
Tặng cho tài sản có điều kiện là việc bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho, điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật không trái đạo đức xã...
Ủy quyền đúng pháp luật là gì theo quy định Bộ luật dân sự?
Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy...
Bảo hiểm cháy nổ chung cư bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Phụ lục Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ là 0,05%/năm đối với chung cư có hệ thống chữa cháy tự động; 0,1%/năm đối với chung cư không có hệ thống chữa cháy tự...
Mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích
Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn...
Các ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả
Các ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả sẽ được chúng tôi tư vấn theo nội dung bên dưới để khách hàng tham...
Xem thêm