• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 3358 Lượt xem

Hợp đồng ủy quyền là gì?

Hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng của dân sự, nhằm mục đích ghi nhận về việc một bên – bên ủy quyền giao cho bên còn lại là bên được ủy quyền để thực hiện một công việc nào đó, nội dung của hợp đồng ủy quyền do hai bên thỏa thuận và phải đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Trong bất kỳ giao dịch dân sự nào chúng ta không thể không quan tâm đến hợp đồng ủy quyền, đây cũng là một trong những thủ tục giúp công dân có thể dễ dàng tiến hành các công việc thuận lợi hơn. Tuy nhiên, về cơ bản khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về loại hợp đồng ủy quyền.

Vậy hợp đồng ủy quyền là gì?, pháp luật có quy định như thế nào về hợp đồng ủy quyền?. Trong bài viết này, Luật Hoàng phi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung liên quan để giải đáp các thắc mắc của khách hàng.

Hợp đồng ủy quyền là gì?

Hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng của dân sự, nhằm mục đích ghi nhận về việc một bên – bên ủy quyền giao cho bên còn lại là bên được ủy quyền để thực hiện một công việc nào đó, nội dung của hợp đồng ủy quyền do hai bên thỏa thuận và phải đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Quy định về hợp đồng ủy quyền

Ngoài giải đáp về hợp đồng ủy quyền là gì? thì liệu rằng pháp luật có quy định nào về hợp đồng ủy quyền không?. Để hiểu rõ hơn quý vị có thể tham khảo nội dung dưới đây:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành thì pháp luật đã có các quy định cụ thể về hợp đồng ủy quyền. Theo đó, về cơ bản khi sử dụng loại hợp đồng này, khách hàng vẫn cần tham khảo những nội dung cần thiết như sau:

Đặc điểm của hợp đồng ủy quyền:

– Hợp đồng ủy quyền – là một loại hợp đồng song vụ:

+ Do người được ủy quyền chỉ thực hiện quyền trong phạm vi được ghi nhận trong hợp đồng ủy quyền mà người ủy quyền giao cho

– Trong hợp đồng ủy quyền thì đối tượng của hợp đồng chính là công việc trong phạm vi mà nội dung có ủy quyền. Nếu phát sinh việc người được ủy quyền thực hiện việc vượt quá nội dung được ủy quyền thì sẽ phải bồi thường phần thiệt hại gây ra.

– Hợp đồng ủy quyền  có thể thỏa thuận về thù lao được nhận hoặc không nhận thù lao khi người được ủy quyền thực hiện công việc ủy quyền.

Thời hạn về quỷ quyền

Nếu hai bên không thỏa thuận về thời hạn thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực trong vòng 1 năm, tính từ khi các bên xác lập ủy quyền.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Bên được ủy quyền

+ Quyền: Được yêu cầu cung cấp các thông tin, phương tiện, tài liệu cần thiết để có thể thực hiện công việc được ủy quyền

Việc thực hiện công việc ủy quyền có thể được hưởng thù lao nếu hai bên đã thỏa thuận

, thanh toán các chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền phải bỏ ra phục vụ các công việc được ủy quyền

+ Nghĩa vụ: Thực hiện các công việc được ủy quyền và đồng thời báo lại nội dung liên quan về việc thực hiện công việc đó cho bên ủy quyền

Thông báo về thời hạn, phạm vi ủy quyền, bổ sung sửa đổi về phạm vi ủy quyền cho người thứ ba – trong quan hệ về thực hiện ủy quyền

Giữ gìn và bảo quản các phương tiện, tài liệu mà đã được giao để thực hiện việc ủy quyền

Trong việc thực hiện việc ủy quyền cần giữ bí mật thông tin mà người được ủy quyền biết

Tài sản, lợi ích thu được trong việc thực hiện ủy quyền theo thỏa thuận hoặc quy định pháp luật phải giao lại cho bên ủy quyền

Nếu phát sinh thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại

– Bên ủy quyền

+ Quyền: Được yêu cầu bên được ủy quyền thông báo về việc thực hiện các công việc ủy quyền một cách đầy đủ

Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được trong việc thực hiện ủy quyền trừ trường hợp có các thỏa thuận khác của hai bên

Được nhận bồi thường thiệt hại nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ của chính họ như nội dung trên về nghĩa vụ của người được ủy quyền

+ Nghĩa vụ: Cung cấp các tài liệu, thông tin, phương tiện cần thiết cho bên được ủy quyền để thực hiện công việc

Chịu các trách nhiệm cam kết đối với bên được ủy quyền thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền

Trả thù lao nếu có thỏa thuận, thanh toán các chi phí hợp lý cho bên được ủy quyền

Đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng ủy quyền

– Bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên được ủy quyền đối với hợp đồng ủy quyền có thù lao. Trong đó, khoản thù lao mà bên được ủy quyền tương ứng với công việc đã thực hiện và khoản bồi thường thiệt hại cần được thanh toán cho bên được ủy quyền

Đối với hợp đồng ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền chấm dứt hợp đồng với bên được ủy quyền nhưng phải đảm bảo thông báo cho bên được ủy quyền với thời gian hợp lý

Đối với người thứ ba, bên ủy quyền cần thông báo về chấm dứt hợp đồng bằng văn bản cho bên người thứ ba; nếu việc thông báo này không được thực hiện thì hiệu lực về hợp đồng với người thứ ba vẫn được tiếp tục thực hiện trừ khi người thứ ba phải biết hoặc biết thông tin hợp đồng ủy quyền đã chấm dứt.

– Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên ủy quyền đối với hợp đồng ủy quyền không có thù lao, đồng thời cần báo trước tới bên ủy quyền với thời gian hợp lý

Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên ủy quyền đối với hợp đồng ủy quyền có thù lao nhưng cần phải bồi thường thiệt hại nếu có phát sinh thiệt hại cho bên ủy quyền.

Bình luận về các quy định pháp lý về hợp đồng ủy quyền theo Bộ luật dân sự

Thứ nhất: Khái niệm hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thứ hai: Đặc điểm hợp đồng ủy quyền

– Có thể là hợp đồng có đến bù hoặc không có đền bù.

Nếu các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc bên ủy quyền phải trả thù lao cho bên được ủy quyền khi bên được ủy quyền đã thực hiện các công việc ủy quyền thì hợp đồng đó là hợp đồng có đền bù, ngược lại là hợp đồng không có đền bù.

– Là hợp đồng song vụ.

Kể từ thời điểm hợp đồng ủy quyền được xác lập và có hiệu lực, bên được ủy quyền phải thực hiện các công việc được ủy quyền, đồng thời bên đã ủy quyền phải cung cấp tài liệu, thông tin, phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc. Vì vậy, hợp đồng ủy quyền luôn là hợp đồng song vụ.

– Là cơ sở xác lập đại diện.

Để thực hiện các công việc được ủy quyền, bên được ủy quyền thường phải nhân danh bên được ủy quyền xác lập với người thứ ba các giao dịch dân sự. Trong các giao dịch này, bên được ủy quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ vì lợi ích của bên đã ủy quvền.

Thứ ba: Thời hạn ủy quyền (Điều 563 BLDS)

Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

Thứ tư: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền

Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền

– Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền:

+ Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;

+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;

+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;

+ Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ trên.

– Quyền của bên được uỷ quyền:

+ Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền;

+ Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí họp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền.

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

– Nghĩa vụ của bên uỷ quyền:

+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc;

+ Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;

+ Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

– Quyền của bên uỷ quyền:

+ Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền;

+ Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, nếu không có thoả thuận khác;

+ Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến hợp đồng ủy quyền là gì?, quy định về hợp đồng ủy quyền. Mọi thắc mắc chưa được giải đáp về nội dung bài viết quý vị có thể liên hệ qua hotline 1900 6557 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Chân thành cảm ơn quý vị đã tham khảo nội dung bài viết trên!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi