Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào?
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2393 Lượt xem

Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào?

Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói là việc các bên xác lập hợp đồng lao động bằng hình thức ngôn ngữ nói. Như vậy, các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời nói trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, điện đàm, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh..

Hợp đồng lao động không chỉ được giao kết bằng văn bản mà có thể được giao kết bằng lời nói. Vậy Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào? Bài viết này sẽ đem đến thông tin hữu ích giúp Quý vị giải đáp được vấn đề trên.

Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói là gì?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói là việc các bên xác lập hợp đồng lao động bằng hình thức ngôn ngữ nói. Như vậy, các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời nói trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, điện đàm, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh…. để diễn đạt ý tưởng, ý muốn của mình trong việc xác lập hợp đồng.

Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào?

Điều 14 Bộ luật lao động quy định cụ thể về Hình thức hợp đồng lao động như sau:

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Như vậy, chỉ được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng, trừ các trường hợp:

– Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.( Khoản 2 Điều 18 Bộ luật lao động)

– Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. (Điểm a khoản 1 Điều 145 Bộ luật lao động)

– Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình. (Khoản 1 Điều 162 của Bộ luật lao động).

Quy định về trường hợp giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói như trên là điểm mới cần lưu ý của Bộ luật lao động năm 2019 bởi Bộ luật lao động năm 2012 quy định: Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. (khoản 2 Điều 16 Bộ luật lao động).

Ví dụ về hợp đồng lao động bằng lời nói

Công ty bán quần áo A thuê người trực, trả lời tin nhắn của khách trên facebook theo ca từ 18h đến 22h trong 2 tuần từ ngày 15/6 đến hết 30/6/2022 trong lúc chờ người mới thay thế do vị trí này đang tạm thiếu người. Người phụ trách nhân sự của A tìm được bạn B qua giới thiệu. Hai bên trao đổi về công việc, trách nhiệm, quyền lợi,… với nhau qua điện thoại và đi đến kết quả B nhận việc và thực hiện công việc theo thỏa thuận. Mặc dù không giao kết hợp đồng bằng văn bản, tuy nhiên, có thể thấy thỏa thuận giữa hai bên được xác định là hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản. Hình thức giao kết hợp đồng này là phù hợp với quy định pháp luật vì hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng.

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói

Bộ luật lao động không quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Tuy nhiên, có thể áp dụng quy định tại Bộ luật dân sự về thời điểm giao kết hợp đồng để xác định thời điểm này. Cụ thể, Điều 400 Bộ luật dân sự hiện hành có quy định:

Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng

1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.

Như vậy, thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung hợp đồng. Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trên đây là một số nội dung chúng tôi chia sẻ liên quan đến Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào? Quý độc giả có những băn khoăn chưa được giải đáp vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và chính xác. Trân trọng!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi