Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2019 Lượt xem

Hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng không?

Hiện nay pháp luật không quy định về việc hợp đồng đặt cọc phải có người làm chứng tuy nhiên để đảm bảo về hợp đồng thì nên có người làm chứng và ký đầy đủ trong xác nhận của người làm chứng.

Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm được sử dụng rất phổ biến trong các giao dịch dân sự. Khi thực hiện việc đặt cọc cả hai bên, bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc cần lưu ý những vấn đề để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của mình trong việc thực hiện các giao dịch dân sự. Hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đặt cọc là gì?

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trong biện pháp đặt cọc bên đặt cọc là bên dùng tiền hoặc vật có giá trị khác của mình giao cho bên kia giữ để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Bên nhận tiền hoặc tài sản là bên nhận đặt cọc.

Tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên và căn cứ vào thời điểm đặt cọc với thời điểm được coi là giao kết của hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp đặt cọc để xác định mục đích của việc đặt cọc.

Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì không bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được lập thành văn bản như quy định của Bộ luật dân sự trước đây. Thực tế có rất nhiều trường hợp các bên trong quan hệ dân sự tiến hành đặt cọc mà không lập văn bản. Có thể do quen biết, tin tưởng lẫn nhau nên các bên không lập văn bản về việc đặt cọc mà chỉ thỏa thuận bằng miệng.

Để hạn chế được những tranh chấp phát sinh không đáng có thì hợp đồng đặt cọc nên được lập thành văn bản, có chữ ký đầy đủ của các bên.

Tuy nhiên để đảm bảo và chắc chắn về hợp đồng đặt cọc thì các bên hoàn toàn có thể có người làm chứng và ký tên đầy đủ phần xác nhận của người làm chứng. Nếu đặt cọc không có hợp đồng thì người làm chứng sẽ là căn cứ để chứng minh sự xác thực của giao dịch đặt cọc.

Hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng không? hiện nay pháp luật không quy định về việc hợp đồng đặt cọc phải có người làm chứng tuy nhiên để đảm bảo về hợp đồng thì nên có người làm chứng và ký đầy đủ trong xác nhận của người làm chứng.

Hợp đồng đặt cọc hết hiệu lực khi nào?

Theo quy định của Bộ luật dân sự quy định về Chấm dứt hợp đồng tại Điều 422 như sau:

Điều 422. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khác do luật quy định.

Như vậy, theo quy định trên hợp đồng đặt cọc chấm dứt hiệu lực khi hợp đồng đã được hoàn thành; theo thỏa thuận của các bên; cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.

Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện, Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn; Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ dân sự; trường hợp khác do luật quy định.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

– Hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Nếu hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo, do bị nhầm lẫn.

– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

– Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

– Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi