Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Học sinh có được đi xe máy điện không?
  • Thứ năm, 10/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 255 Lượt xem

Học sinh có được đi xe máy điện không?

Học sinh chưa đủ 16 tuổi điều khiển xe máy điện tham gia giao thông bị phạt cảnh cáo. Với trường hợp học sinh dưới 14 tuổi Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định về biện pháp xử lý, tuy nhiên, hành vi vi phạm thực tế khi bị phát hiện được xử lý dưới góc độ nhắc nhở.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Học sinh có được đi xe máy điện không? Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Xe máy điện là gì?

Điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP giải thích:

d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50cm3. Xe máy hay xe mô tô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên, trong tải bản thân xe không quá 400kg.

Học sinh có được đi xe máy điện không?

Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Theo quy định trên, người đủ 16 tuổi trờ lên được lái xe máy điện. Do đó, học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên có thể lái xe máy điện. Học sinh dưới 16 tuổi đi xe máy điện không đáp ứng về độ tuổi có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ.

Đi xe máy điện có cần giấy phép lái xe không?

Điều 16 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:

1. Hạng Acấp cho:

a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng Avà các xe tương tự.

4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

5. Hạng Bsố tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.

6. Hạng Bcấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

8. Hạng cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

12. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng Bvà hạng B2;

b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, và hạng FB2;

c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

13. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật chỉ có quy định về độ tuổi điều khiển xe gắn máy nói chung và xe máy điện nói riêng, không có quy định về giấy phép lái xe tương ứng với loại xe này. Do đó, học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên đi xe máy điện không phải có giấy phép lái xe giống như xe máy. Dù không yêu cầu giấy phép lái xe nhưng đã là người tham gia giao thông đường bộ đều phải tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhà trường phối hợp cùng với chính quyền địa phương thường xuyên triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ để góp phần nâng cao nhận thức pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh vẫn nên nhắc nhở học sinh, khi điều khiển xe máy điện cũng cần chú ý tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra hay đơn giản là không vi phạm quy định của pháp luật.

Xử phạt học sinh đi xe máy điện sai quy định

Khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, học sinh chưa đủ 16 tuổi điều khiển xe máy điện tham gia giao thông bị phạt cảnh cáo. Với trường hợp học sinh dưới 14 tuổi Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định về biện pháp xử lý, tuy nhiên, hành vi vi phạm thực tế khi bị phát hiện được xử lý dưới góc độ nhắc nhở.

Dù không xử lý phạt tiền nhưng hành vi vi phạm pháp luật giao thông này có thể ảnh hưởng đến việc xếp loại đánh giá hạnh kiểm, kết quả kết nạp vào các tổ chức, đoàn thể đòi hỏi sự gương mẫu, chấp hành tốt quy định pháp luật.

Đồng thời, khi điều khiển xe ở độ tuổi chưa đủ so với quy định pháp luật có thể gây nguy hại cho bản thân và những người tham gia giao thông khác bởi xe máy điện dù không có dung tích lớn như xe máy, ô tô vẫn là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ, đòi hỏi có sự nhận thức, thể chất để có thể sử dụng một cách đúng đắn, an toàn.

Trên đây, Công ty Luật Hoàng Phi đã có những chia sẻ về Học sinh có được đi xe máy điện không? Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi