Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Hòa giải trong tố tụng dân sự có ý nghĩa gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2306 Lượt xem

Hòa giải trong tố tụng dân sự có ý nghĩa gì?

Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.

Hòa giải luôn là một bước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề khi xảy ra tranh chấp. Đã bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao khi có tranh chấp xảy ra mọi người đều muốn hòa giải, hay Pháp luật quy định như thế nào về hòa giải?

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Hòa giải trong tố tụng dân sự có ý nghĩa gì?

Hòa giải trong tố tụng dân sự là gì?

Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.

Cơ sở của hòa giải vụ án dân sự là quyền tự định đoạt của đương sự. Để giải quyết vụ án dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tòa án không chỉ xét xử mà còn hòa giải dân sự. Căn cứ quy định tại Điều 10 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể:

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Theo quy định tại Điều 205 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì việc hòa giải vụ án dân sự trước khi xét xử sơ thẩm là bắt buộc, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải dược quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Quy định này xuất phát từ tầm quan trọng của hòa giải. Nếu hòa giải thành cũng có nghĩa là tòa án đã hoàn thành việc giải quyết vụ án mà không cần mở phiên tòa.

Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự

Trước khi đi vào giải đáp Hòa giải trong tố tụng dân sự có ý nghĩa gì? C húng tôi chia sẻ về nguyên tắc tiến hành hòa giải. Nguyên tắc tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 205 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể:

“ a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận cua các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật không trái đạo đức xã hội.”

Theo quy định trên, chúng tôi rút ra ba nguyên tắc cụ thể:

– Hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải. Theo quy định tại Điều 205 – Bộ luật này. Khi các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận tức là các đương sự tự lựa chọn quyết định các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, thỏa thuận với nhau giải quyết các vấn đề của vụ án.

– Hòa giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, nội dung thỏa thuận không trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Khi tòa án tiến hành hòa giải để giải quyết vụ án dân sự ngoài yếu tố tự nguyện thỏa thuận của các đương sự thì việc tòa án hòa giải còn phải thỏa mãn các điều kiện: Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục tòa án hòa, phạm vi hòa giải theo pháp luật quy định; nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

– Hòa giải phải tích cực, kiên trì nhằm đạt được kết quả hòa giải. Tích cực để có thể giải quyết được nhanh chóng vụ án, không để việc hòa giải kéo dài vô ích khi không có khả năng hòa giải nhưng lại phải kiên trì giải thích cho đương sự hiểu rõ pháp luật áp dụng giải quyết vụ án và đi sâu giải quyết các mâu thuẫn sâu xa trong tâm tư của mỗi bên.

Hòa giải trong tố tụng dân sự có ý nghĩa gì?

Thứ nhất: Hòa giải ở cơ sở góp phần giải quyết kịp thời, từ gốc mâu thuẫn, xích mích, các tranh chấp trong gia đình, cộng đồng dân cư, từ đó khôi phục, duy trì, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tránh để chuyện bé xé ra to, “cái sảy nảy cái ung”, từ tranh chấp dân sự chuyển thành phạm tội hình sự. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, quan hệ tốt đẹp giữa các bên được duy trì, góp phần giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của nhân dân, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước.

Thứ hai: Hòa giải ở cơ sở  góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội. Đặc trưng cơ bản của hòa giải là bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Vì vậy, hòa giải là một phương thức để thực hiện dân chủ. Thông qua hòa giải, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở, vai trò tự quản của người dân được tăng cường. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thứ ba: Hòa giải ở cơ sở góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Trong quá trình hòa giải, bên cạnh việc vận dụng các công cụ khác (văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục, đạo lý, truyền thống …), các hòa giải viên còn vận dụng các quy định pháp luật để giải thích, hướng dẫn, thuyết phục các bên, giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để họ tự lựa chọn, tự dàn xếp ổn thỏa với nhau mâu thuẫn, tranh chấp. Thông qua hòa giải, pháp luật đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng.

Thứ tư: Hòa giải ở cơ sở góp phần duy trì và phát huy đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hòa giải viên khi tiến hành hòa giải không chỉ dựa trên các quy định của pháp luật mà còn dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán tốt đẹp để tác động tới tâm tư, tình cảm của các bên, khơi dậy trong họ những suy nghĩ, tình cảm tích cực, qua đó làm cho các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.

Quý độc giả có thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết Hòa giải trong tố tụng dân sự có ý nghĩa gì? vui lòng liên hệ theo số Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ, trân trọng!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi