Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hộ Tịch Là Gì? Nội dung của Đăng ký hộ tịch
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 3684 Lượt xem

Hộ Tịch Là Gì? Nội dung của Đăng ký hộ tịch

Hộ tịch là những sự kiện hộ tịch như: khai sinh, kết hôn, nhận cha mẹ, con, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử.

Hiện nay, thuật ngữ “hộ tịch” là một thuật ngữ quen thuộc đối với mỗi cá nhân để chỉ những quyền lợi cơ bản cũng như các sự kiện hợp pháp của công dân. Việc đăng ký hộ tịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền nhằm theo dõi được thực trạng và sự biến động về hộ tịch, đồng thời kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, gia đình.

Hộ tịch gắn liền với mỗi cá nhân cho nên việc đăng ký các sự kiện hộ tịch là bắt buộc và tự giác. Vậy một cách chi tiết, hộ tịch là gì? Các sự kiện hộ tịch bắt buộc phải đăng ký bao gồm những sự kiện nào?

Để giải đáp câu hỏi này, chúng tôi sẽ đưa tới những thông tin cần thiết nhất nhằm hỗ trợ Quý khách hàng trong những vấn đề liên quan tới hộ tịch và đăng ký hộ tịch. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Hộ tịch là gì?

Hộ tịch là một khái niệm tập hợp rất nhiều sự kiện hộ tịch và theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014 thì Hộ tịch là những sự kiện hộ tịch như: khai sinh, kết hôn, nhận cha mẹ, con, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử.

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Sổ hộ tịch là gì?

Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật Hộ tịch.

Tầm quan trọng của hộ tịch và đăng ký hộ tịch

Các sự kiện hộ tịch diễn ra từng ngày từng giờ trong cuộc sống và việc đăng ký hỗ tịch là cần thiết đối với chính công dân đăng ký và cả đối với các cơ quan quản lý. Đăng ký và quản lý hộ tịch có ý nghĩa quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý dân cư và quản lý các mặt kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh đồng thời việc này cũng tạo cơ sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộ các quyền nhân thân phi tài sản và quyền nhân thân gắn liền với tài sản của cá nhân.

Đặc biệt, ngày nay khi đất nước ngày càng pháp triển, các quan hệ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được củng cố và mở rộng trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng tăng về số số lượng và phát sinh ở nhiều nước trên thế giới.

Chính vì vậy, đăng ký hộ tịch sẽ là cần thiết để các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn trong việc quản lý, nói cách khác đây cũng là việc Nhà nước bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân nước mình trước những sự kiện pháp lý diễn ra từng ngày, từng giờ không chỉ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Nội dung đăng ký hộ tịch

Nội dung của hoạt động đăng ký hộ tịch trong Luật hộ tịch 2014 bao gồm:

Xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: khai sinh; kết hôn; khai tử; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; bổ sung thông tin hộ tịch. Theo đó cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng loại việc , đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận về việc đó như Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn,.. Hành vi xác nhận của cơ quan hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi được đăng ký, các sự kiện đó mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của cá nhân.

Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

+ Thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha,mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết ở nước ngoài.

Nguyên tắc đăng ký hộ tịch

– Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.

– Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Đối với những việc hộ tịch mà Luật Hộ tịch không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

– Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền.

– Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

– Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

– Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch?

Để đăng ký hộ tịch thì rõ ràng cần biết được những cơ quan nào có thẩm quyền trong lĩnh vực này từ đó có thể dễ dàng thực hiện mà không bị chồng chéo về mặt thẩm quyền đối với thủ tục hành chính.

Căn cứ tại Điều 7 – Luật hộ tịch năm 2014 thì cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, cụ thể các trường hợp thuộc thẩm quyền của từng cơ quan được thể hiện chi tiết lần lượt tại các khoản 1,2,3,4 – Điều 7 Luật hộ tịch năm 2014.

Nội dung của đăng ký hộ tịch gồm những gì?

Luật Hộ tịch năm 2014 ra đời là một bước tiến mới khi đã quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn các nội dung đăng ký hộ tịch; đã phân định rõ sự kiện nào là xác nhận vào Sổ hộ tịch, sự kiện nào là ghi vào Sổ hộ tịch. Theo đó, các nội dung của đăng ký hộ tịch được quy định như sau:

– Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch bao gồm: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử.

– Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

– Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Sổ hộ khẩu và sổ hộ tịch có phải là một không?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi sẽ đưa ra những định nghĩa liên quan như sau:

– Hộ tịch là sổ sách đăng ký mối quan hệ lệ thuộc.

– Hộ là nhà, đơn vị để quan lý sổ hộ khẩu, hộ tịch.

– Khẩu là mồm, miệng từng đơn vị riêng lẻ (để ăn uống).

Khái niệm sổ hộ tịch đã được chúng tôi phân tích ở phần trên.

– Sổ hộ khẩu là sổ ghi nhận lại số người có trong một gia đình, làm căn cứ ghi nhận các thông tin hộ tịch của cá nhân. Nội dung cơ bản của Sổ hộ khẩu bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân (sổ mới thì không có), quan hệ với chủ hộ, … Sổ hộ khẩu hiện nay do hộ gia đình tự bảo quản và lưu trữ, trường hợp có mất hoặc hư hỏng thì có quyền yêu cầu bộ phận tư pháp Hộ tịch tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú cấp lại sổ.

Do đó, dựa vào những khái niệm đã nêu trên chúng ta có thể thấy được rằng: Sổ hộ tịch và sổ hộ khẩu không phải là cùng một loại giấy tờ. Hai loại giấy tờ này có mối quan hệ tác động lẫn nhau.

Trên đây là những thông tin cơ bản Luật Hoàng Phi muốn mang đến cho Quý khách hàng để hiểu rõ hơn về vấn đề Hộ tịch là gì? Việc đăng ký hộ tịch sẽ được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Trường hợp có bất cứ vướng mắc gì khi trong quá trình thực hiện thủ tục, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất. Chúng tôi rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng./.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi