Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Giấy ủy quyền nào không cần công chứng?
  • Thứ tư, 28/02/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 461 Lượt xem

Giấy ủy quyền nào không cần công chứng?

Giấy ủy quyền nào không cần công chứng? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi để có thêm thông tin giải đáp nhé!

Giấy ủy quyền là gì?

Pháp luật hiện hành không đưa ra định nghĩa về giấy ủy quyền, tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản, giấy ủy quyền là hợp đồng ủy quyền được thể hiện dưới hình thức văn bản.

Theo Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Giấy ủy quyền có phải công chứng không?

Pháp luật dân sự hiện hành không có quy định riêng về hình thức của hợp đồng ủy quyền, theo đó, hình thức không đồng ủy quyền theo hình thức của giao dịch dân sự, cụ thể, Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vây, hợp đồng ủy quyền có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý, trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng băn bản có công chứng, chứng thực thì phải tuân theo quy định đó. Quý vị có thể tìm thấy các quy định cụ thể về việc công chứng hợp đồng ủy quyền nói chung và công chứng giấy ủy quyền nói riêng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề Giấy ủy quyền nào không cần công chứng?.

Giấy ủy quyền nào không cần công chứng?

Giấy ủy quyền không cần công chứng trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Trường hợp pháp luật có quy định về văn bản ủy quyền nhưng không quy định văn bản phải công chứng

Một số trường hợp pháp luật có quy định không phải công chứng văn bản ủy quyền như sau:

– Ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp số 1

Khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:

Điều 45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1

[…] 3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Như vậy, có thể ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp và việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản mà không có quy định phải công chứng văn bản này.

– Ủy quyền đăng ký hộ tịch

Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau:

Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch

1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.

Như vây, có trường hợp ủy quyền đăng ký hộ tịch bằng văn bản, có trường hợp không bằng văn bản, có trường hợp bằng văn bản phải chứng thực. Với trường hợp này, pháp luật không quy định phải công chứng. Mặc dù việc chứng thực có thể làm tại tổ chức hành nghề công chứng, tuy nhiên, xét về vấn đề pháp lý thì công chứng và chứng thực là hai khái niệm khác nhau.

Thứ hai: Trường hợp pháp luật không quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền

Nhiều giao dịch mang tính chất nhỏ lẻ trong đời sống hàng ngày, pháp luật không quy định hình thức của hợp đồng ủy quyền nói chung để phù hợp với khía cạnh thực tế, ví dụ: ủy quyền mua bán hàng hóa giữa các thành viên trong gia đình, những người thân quen, ủy quyền thực hiện các công việc khác.

Tuy nhiên, trong các giao dịch liên quan đến tài sản lớn, tài sản phải đăng ký, giao dịch làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự có tính quan trong, trong các thủ tục với cơ quan nhà nước, nếu có ý định ủy quyền, nhận ủy quyền, Quý vị cần nghiên cứu kỹ các quy định có liên quan để việc ủy quyền đúng và đủ theo quy định pháp luật, hạn chế rủi ro cho bản thân và người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Với những trường hợp pháp luật không quy định việc ủy quyền phải công chứng, Quý vị vẫn có thể lựa chọn hình thức công chứng hợp đồng ủy quyền để đảm bảo tính an toàn trong giao dịch.

Thủ tục công chứng giấy ủy quyền

Theo Luật Công chứng năm 2014, thủ tục công chứng giấy ủy quyền như sau:

Thứ nhất: Công chứng giấy ủy quyền đã được soạn thảo sẵn

– Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

+ Dự thảo hợp đồng công chứng

+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản đó;

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng ủy quyền

– Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

– Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng.

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

– Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định trong hồ sơ yêu cầu công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng.

Thứ hai: Công chứng giấy ủy quyền do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

– Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật Công chứng và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng.

– Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật Công chứng.

Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng.

– Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ đã nộp để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến Giấy ủy quyền nào không cần công chứng? mong rằng đã giúp Quý vị giải đáp thắc mắc và phần nào hiểu hơn về vấn đề ủy quyền theo quy định pháp luật.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng môi giới là gì? Mẫu hợp đồng môi giới năm 2025

Hợp đồng môi giới là hợp đồng giữa các bên được môi giới và bên môi giới, theo đó bên môi giới giới thiệu bên thứ ba ký kết hợp đồng cho bên được môi giới hoặc cung cấp những điều kiện để cho bên được môi giới ký kết hợp đồng và được hưởng hoa hồng về việc được môi giới...

Cư trú là gì?

Cư trú là chỗ ở hợp pháp ( nhà ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc thuê, mượn, ở nhờ theo quy định của pháp luật ) và thường xuyên sinh sống của mỗi người, nơi cư trú của công dân thường là nơi tạm trú hoặc nơi thường...

Có bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không?

Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng...

Chỗ ở hiện nay là gì?

Chỗ ở hiện nay là một thuật ngữ khá quan trọng, chúng ta thường bắt gặp trong việc giao tiếp hàng ngày cũng như ghi vào những giấy tờ của...

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đảng viên?

Trường hợp Đảng viên vi phạm quy định về sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) tùy từng trường hợp có thể bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), nghiêm trọng hơn có thể bị khai trừ khỏi...

Xem thêm