Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2559 Lượt xem

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép được quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015. Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép là gì?

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép là một trong những trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về ý chí tự nguyện của chủ thể xác lập giao dịch dân sự.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép được quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép 

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. 

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. 

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Tư vấn quy định Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Hành vi lừa dối trong giao dịch dân sự không phải là hành vi phổ biến, nhưng trong đời sống xã hội và quan hệ xã hội vẫn có những giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép. Từ thời La Mã cổ đại, pháp luật quy định hành vi lừa dối là hành vi của những kẻ cắp, kẻ vô lương tâm phải bị trừng trị như kẻ cắp. Về sau, ở La Mã, hành vi lừa dối trong quan hệ hợp đồng được xác định là một yếu tố dẫn đến hợp đồng bị xác định vô hiệu.

Vào thời nhà Nguyễn ở Việt Nam, Luật Gia Long quy định tại Điều 137 về sự trừng phạt hành vi lừa dối trong quan hệ mua bán đồ vật. Điều 87 Luật này có quy định những hình thức trừng phạt đối với hành vi lừa dối trong quan hệ mua bán điện sản, cụ thể:

Bên bán không có quyền bán, nhưng vẫn bán là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Đổi ruộng đất xấu, lấy ruộng đất màu mỡ, phì nhiêu. Lợi dụng thời điểm chủ sở hữu vắng mặt để tự nhận mình là chủ sở hữu của tài sản. Bộ Quốc luật nhà Lê quy định tại Điều 187 và Điều 190 về hình thức trừng phạt đối với các hành vi lừa dối: “Trong các chợ ở kinh thành và thôn quê, những người mua bán không đúng theo cân, thước, thăng, đấu của nhà nước mà làm riêng của mình để mua bán thì bị phạt tội biếm hoặc đồ”. “Người dùng thăng, cân, thước để mua bán lấy lợi riêng thì tôi cũng như ăn trộm”. Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 quy định tại Điều 659: “Khi nào có một bên lập mưu đánh lừa bên kia, đến nỗi giá như không có mưu mô đó bên kia không giao tiớc, thì sự đánh lừa đó là một duyên cớ làm cho hiệp tước vô hiệu”. 

BLDS Cộng hòa Pháp có quy định tại Điều 1116: “Sự lừa dối không được suy đoán mà phải được chứng minh”. 

BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 cũng có những quy định về hành vi lừa dối trong giao dịch dân sự. Điều 142 BLDS năm 1995 quy định: “1. Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. 2. Bên lừa dối phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức của bên lừa dối bị tịch thu sung quỹ nhà nước”. Điều 132 BLDS năm 2005 cũng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.

Điều 127 BLDS năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối là giao dịch vô hiệu tương đối, khi có yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Lừa dối là hành vi cố ý của một bên trong giao dịch hoặc hành vi của người thứ ba nhằm làm cho một bên trong giao dịch hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch.

Lừa dối về chủ thể tham gia giao dịch là lừa về khả năng thực hiện giao dịch, điều kiện về tài sản, về chuyên môn, về kinh nghiệm của chủ thể, hiểu sai lệch về tính chất của đối tượng. Đối tượng của giao dịch không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, hình thức, giá trị, số lượng, phạm vi công việc… nhưng một bên của giao dịch hoặc người thứ ba cố ý lừa dối để một bên của giao dịch hình dung sai về đối tượng cho nên xác lập giao dịch.

Nội dung của giao dịch có nhiều điều khoản về đối tượng, giá cả, thời hạn, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch hoặc quyền và lợi ích của ngườ thứ ba bị một bên chủ thể xác lập giao dịch có ý lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bên kia trái với ý chí của bên có tài sản bị chiếm đoạt.

Ngoài hành vi lừa dối, một bên của giao dịch hoặc người thứ ba có hành vi đe dọa, cưỡng ép bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người bị đe dọa, cưỡng ép tham gia giao dịch hoặc của những người thân thích của người bị đe dọa, cưỡng ép phải tham gia giao dịch.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi