Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Giải quyết tranh chấp về đường hẻm chung giữa các hộ gia đình
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3840 Lượt xem

Giải quyết tranh chấp về đường hẻm chung giữa các hộ gia đình

Con hẻm khu nhà tôi có khoảng 8 hộ gia đình sinh sống. Một vài hộ đang muốn mở rộng lối cho ô tô đi vào. Tôi không đồng ý, những người này đe dọa gia đình tôi và bắt phải hiến đất. Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Ngô Văn Hào, tôi có một vấn đề mong được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi có một căn nhà 2 tầng ở xã Phương Chiểu, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Nhà tôi quay ra đường lớn, sát hông tường nhà tôi là một con hẻm. Trong hẻm có khoảng 8 hộ gia đình cùng sinh sống. Hiện nay, một vài hộ có nhu cầu mua ô tô nên đề nghị làm lại con hẻm và mở rộng con hẻm thêm 20 cm (nhà tôi ở 1 bên nên mất 10cm). Con hẻm hiện tại đã là 2.8m dư sức cho ô tô đi vào rồi, nên tôi không đồng ý. Những người đó không đề nghị mua số đất đó để mở rộng đường mà còn hăm dọa gia đình tôi, bắt gia đình tôi phải hiến đất. Việc mở rộng hẻm này chỉ là ý kiến của một vài hộ gia đình, không phải chủ trương gì của chính quyền địa phương.

Vậy tôi muốn hỏi là những hộ gia đình này có được quyền tự ý mở rộng con hẻm không? Gia đình tôi phải làm gì để bảo vệ được quyền lợi của mình?

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi này, chúng tôi xin trả lời như sau:

Giải quyết tranh chấp về đường hẻm chung giữa các hộ gia đình

Giải quyết tranh chấp về đường hẻm chung giữa các hộ gia đình

Căn cứ theo quy định tại Điều 175, Điều 176 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Theo như bạn trình bày thì con hẻm này là đường đi chung giữa các hộ gia đình, vì vậy mỗi hộ dân sinh sống trong đó đều phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, không được lấn chiếm đất của các hộ gia đình khác. Đồng thời, mỗi hộ dân trong hẻm phải có trách nhiệm tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản của nhau

Việc các hộ dân tự ý sửa đổi, mở rộng con hẻm là trái với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, không phải là tài sản riêng của một ai cả. Vì vậy, việc mở rộng con hẻm phải được sự cho phép, đồng ý của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, ở đây một vài hộ gia đình vì muốn mở rộng con hẻm cho ô tô đi lại nên đã tự ý bàn bạc, thảo luận và yêu cầu các hộ gia đình khác giao đất mà không có sự xin phép, đồng ý của chính quyền địa phương là trái pháp luật. Đồng thời, khi gia đình bạn không đồng ý, họ lại có lời lẽ đe dọa, đòi lấn chiếm là đã xâm phạm trực tiếp đến quyền được tôn trọng về ranh giới giữa các bất động sản liền kề. Bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân, cơ quan công an can thiệp để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp có thiệt hại xảy ra, bạn có quyền đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích chính đáng của gia đình mình.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi