Trường hợp đất bị lấn, chiếm thì xử lý như thế nào?
Mẹ tôi có một mảnh đất bị người ta lấn, chiếm và đã xây nhà trên đó, nay đã kiện ra tòa, mẹ tôi có phải bồi thường phần nhà mà họ đã xây trên đất của mẹ tôi không?
Câu hỏi:
Mẹ tôi có mảnh đất có GCNQSDĐ cấp từ năm 1984,do kinh tế khó khăn nên rời quê hương vào Nam sinh sống và đã bỏ nhà và đất đai trong khoảng thời gian 22 năm nay. Biết tin có người lấn chiếm và xây nhà trên đất của Mẹ tôi nên Mẹ tôi về quê và 2 bên đã gặp nhau giải quyết nhưng không thành. Hiện tại Mẹ tôi đã gửi đơn kiện lên toà án Huyện, khi đi hoà giải thì được nghe thư ký ở toà nói rằng: nếu Mẹ tôi kiện để toà giải quyết cưỡng chế nhà để lấy lại đất thì Mẹ tôi phải bồi thường số tiền mà bên kia họ đã xây nhà. Xin hỏi luật sư như thế có đúng với quy định của pháp luật không? và nếu Mẹ tôi không chịu bồi thường cho người ta thì có lấy lại được đất không? Mẹ tôi phải chịu những phí gì khi được giải quyết lấy lại đất? Xin chân thành cảm ơn luật sư !
Trả lời:
Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật đất đai, với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:
Chúng ta có thể thấy rằng, việc Lấn, chiếm đất là một hành vi trái pháp luật do đã xâm phạm đến quyền sử dụng mảnh đất của người có đất bị lấn, chiếm. Về điều này, Luật đất đai 2013 cũng đã quy định như sau:
Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Do đó, hành vi lấn, chiếm đất đai bị nghiêm cấm và người thực hiện hành vi này đã vi phạm pháp luật đất đai. Việc mẹ bạn kiện ra Tòa là đúng. Tuy nhiên, về câu hỏi của bạn là liệu mẹ bạn có phải bồi thường phần nhà đã xây lên phần đất lấn, chiếm của mẹ bạn hay không thì chúng ta căn cứ vào một số điều sau đây:
Thứ nhất: Căn cứ vào điều 208 Luật đất đai 2013 có quy định như sau:
Điều 208. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Như vậy theo điều này thì người có hành vi vi phạm bị buộc phải khôi phục lại tình trang ban đầu của đất trước khi vi phạm, nghĩa là họ đã thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ không được bồi thường mà hơn nữa sẽ phải chịu phạt và khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất do hành vi lấn chiếm đất của họ.
Trường hợp đất bị lấn, chiếm thì xử lý như thế nào?
Thứ hai: Căn cứ vào Nghị định Số: 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định như sau:
Điều 14. Lấn, chiếm đất
1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.
Như vậy, chúng ta có thể thấy phần biện pháp khắc phục hậu hậu khi lấn, chiếm đất là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi có vi phạm, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm, hơn nữa còn phải chịu phạt hành chính, do đó, việc nói là Mẹ của bạn phải bồi thường phần nhà đã xây trên đất là không có căn cứ.
Tóm lại, bởi những căn cứ trên đây, mẹ của bạn sẽ không phải bồi thường về phần nhà xây trên đất của mẹ bạn bởi đó là một hành vi vi phạm pháp luật đất đai, người lấn, chiếm không những không được bồi thường, mà còn phải buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và bị phạt hành chính.
Vấn đề thứ hai của bạn đó là sau khi tòa giải quyết xong thì phải thực hiện những chi phí gì, Vấn đề này được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định tại khoản 2 như sau: Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mẹ bạn sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí sau khi được Tòa án giải quyết vụ việc của mình.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Đất thuê trả tiền hàng năm có được thế chấp không?
Vợ chồng tôi kinh doanh thủy sản nên có thuê một mảnh đất của nhà nước trả tiền hàng năm. Vợ chồng tôi có thể thế chấp mảnh đất đã thuê của nhà nước để phục vụ việc kinh doanh...
Trường hợp nào không được thế chấp sổ đỏ?
Không phải tài sản nào cũng là đối tượng của giao dịch dân sự, đất đai cũng không ngoại lệ. Pháp luật quy định một số trường hợp đất đai không đủ điều kiện có thể đăng ký thế chấp tại cơ quan có thẩm...
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu...
Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất
Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc xin Luật sư giải đáp là việc thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất dựa trên những nguyên tắc...
Quy định của pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất như thế nào?
Quy định về quyền tặng cho QSDĐ xuất phát từ đòi hỏi nhu cầu của thực tiễn và sự tự nguyện trong mối quan hệ, người sử dụng đất muốn trao tặng tài sản là QSDĐ của mình cho người khác vì những mục đích nhân đạo, vì lợi ích chung hoặc người thân trong gia...
Xem thêm