Đương sự là gì?
Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.
Trong các vụ việc dân sự, có một số người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự tham gia tố tụng với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Một số trường hợp họ không có quyền lợi ích liên quan nhưng lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước… Những người tham gia tố tụng như vậy gọi là đương sự. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung liên quan tới vấn đề đương sự là gì?
Đương sự là gì?
Đương sự là cá nhân, pháp nhân tham gia tố tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Các đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người bị yêu cầu, người có liên quan trong việc dân sự.
Như vậy nội dung ở trên đã giải thích được khái niệm đương sự là gì? để quý độc giả có thể nắm được rõ hơn về vấn đề này.
Nguyên đơn trong vụ án dân sự
Được quy định tại khoản 2 – Điều 68 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Nguyên đơn là người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án nhưng đồng thời cũng là người đã khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của họ. Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn tới việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.
Bị đơn trong vụ án dân sự
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 – Điều 68 – Bộ luật Tố tung Dân sự năm 2015, bị đơn được hiểu như sau:
Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Do bị nguyên đơn hoặc người đại diện của họ khởi kiện nên bị đơn buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng dân sự của bị đơn cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
Được quy định tại khoản 4 – Điều 68 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015:
Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc tham gia tố tụng của họ trong vụ án dân sự là do họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự. Trong đó, quyền đòi bồi hoàn giữa các đương sự là một trong những căn cứ chủ yếu để người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, như quyền của chủ phương tiện đối với người lái xe của họ trong trường hợp chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị hại do người lái xe gây ra; quyền của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra đối với người tiến hành tố tụng trong trường hợp các cơ quan này đã bồi thường cho người thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng gây ra…
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập
Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn.
Thông thường người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ án dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn nên họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó sẽ gặp khó khăn hơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập
– Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn.
– Khi tham gia tố tụng của họ vẫn có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của họ.
– Người yêu cầu trong việc dân sự: Là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầu về giải quyết việc dân sự.
Người yêu cầu trong việc dân sự cũng có lợi ích pháp lý độc lập, được đưa ra yêu cầu cho tòa án giải quyết như nguyên đơn trong vụ án dân sự khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người có liên quan trong việc dân sự
Là người tham gia tố tụng vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Trên đây là những nội dung cơ bản xoay quanh vấn đề đương sự là gì?
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Công dân có quyền sở hữu những tài sản nào?
Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của...
Thông thường, việc phát sinh bất kỳ một sự việc gì trong xã hội đều phải dựa trên cơ sở nhất định. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý vị các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự...
Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn tiếng Anh là gì?
Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại nếu không có thỏa thuận khác. Bên vi phạm sẽ phải bồi thường khi gây ra thiệt hại cho bên kia. Khi bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi...
Ban quản trị chung cư có tư cách pháp nhân không?
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung...
Xem thêm