Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 12584 Lượt xem

Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là gì?

Đối tượng của nghĩa vụ dân sự bao gồm các yếu tố nào và điều kiện để được coi là đối tượng của nghĩa vụ dân sự là gì?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi muốn đặt câu hỏi cho Luật sư đó là Luật sư có thể cho biết đối tượng của nghĩa vụ dân sự là gì, các yếu tố nào được coi là đối tượng của nghĩa vụ dân sự và điều kiện đối với các đối tượng của nghĩa vụ dân sự là gì được không ạ? Tôi xin cảm ơn Luật sư!

>>>> Tham khảo thêm: Nghĩa vụ là gì?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là gì?

Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là gì?

Theo quy định tại Điều 276 Bộ luật Dân sự 2015 về Đối tượng của nghĩa vụ, thì:

1. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện

2. Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định

Dựa vào quy định trên chúng ta thấy: Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ dân sự là những gì các bên chủ thể tác động vào để qua đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của mình hoặc hướng tới việc bảo vệ quyền, lợi ích của một chủ thể nào đó. Điều luật xác định đối tượng và điều kiện để là đối tượng của quan hệ nghĩa vụ. Theo đó:

Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ bao gồm:

Tài sản: Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đây sẽ là những gì các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ tác động tới để qua đó thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

Công việc phải thực hiện: Không có văn bản quy phạm pháp luật giải thích thuật ngữ “công việc phải thực hiện” là gì. Tuy nhiên, bản thân thuật ngữ “công việc” có thể hiểu là một dạng hoạt động cụ thể mà một bên mong muốn xác lập quan hệ nghĩa vụ để bên còn lại thực hiện hoạt động này. Hoạt động này có thể thông qua hoặc không thông qua hành vi cụ thể. Và qua hoạt động này, bên yêu cầu có thể thỏa mãn được các nhu cầu về lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Do đó, công việc phải thực hiện được hiểu là những hoạt động thể hiện thông qua hành vi cụ thể. Ví dụ, hoạt động tư vấn pháp lý trong hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, hoạt động gửi giữ, gia công, vận chuyển…

Công việc không được thực hiện: Như cách lý giải trên, công việc không được thực hiện là những hoạt động không thông qua hành vi – tức là thể hiện dưới dạng không hành động cụ thể. Hoạt động này cũng sẽ là đối tượng của quan hệ nghĩa vụ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định mà thông qua hoạt động này, một trong các bên có được những quyền và lợi ích của mình. Ví dụ, A thỏa thuận với B. Theo đó, B sẽ không được xây dựng bức tường rào bên phía nhà B để tránh trường hợp tầm nhìn nhà A bị che khuất, thay vào đó, A chấp nhận bỏ chi phí để hoàn thiện hàng rào bằng dây thép gai để xác định ranh giới giữa hai nhà.

Điều kiện đối với đối tượng của nghĩa vụ đó là “phải xác định được”:

Một trong những nguyên tắc để thực hiện được quyền và nghĩa vụ từ sự thỏa thuận hoặc pháp luật của các bên, đối tượng là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện cần phải xác định được một cách rõ ràng. Điều này hoàn toàn là sự phù hợp, khi đối tượng không thể xác định thì các bên chủ thể không thể tác động vào đó để thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của mình. Đồng thời, các bên chủ thể càng không thể tạo ra các quyền và nghĩa vụ một cách cụ thể. Qua đó, pháp luật không thể đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.


Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn pháp luật về những nội dung có liên quan đến nghĩa vụ dân sự như sau:

Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự như thế nào?

Kính thưa Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp như sau: Tôi ở Hưng Yên và có mua một mảnh đất tại Hải Dương. Vậy tôi muốn hỏi là địa điểm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ mua bán đất này ở đâu, tôi có thể thực hiện tại Hưng Yên được hay không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn dân sự của Công ty xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 277 của Bộ Luật Dân sự 2015 về Địa điểm thực hiện nghĩa vụ:

“1. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận.

2. Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:

a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;

b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Căn cứ vào quy định trên thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ có thể được xác định như sau:

Là nơi các bên thỏa thuận

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ nghĩa vụ đã xác lập, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên chủ thể xác định vị trí không gian để thực hiện nghĩa vụ của mình. Đây cũng được xác định là nguyên tắc tối cao trong quan hệ pháp luật dân sự.

Trong trường hợp các bên chủ thể không có thỏa thuận, pháp luật dự liệu như sau:

+ Nơi có bất động sản. nếu đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là bất động sản.

+ Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đốĩ tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

Cách xác định nơi thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp các bên không thỏa thuận mà pháp luật quy định sẽ căn cứ vào đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là gì. Nếu là một tài sản không thể di dời được về mặt vật lý hay còn gọi là bất động sản thì nơi để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình sẽ là nơi có tài sản đó. Và ngược lại, đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là động sản, nơi thực hiện nghĩa vụ sẽ là nơi cự trú hoặc trụ sở của bên có quyền.

Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mang quyền hoàn toàn có thể thay đổi trong quá trình các bên thực hiện nội dung quan hệ nghĩa vụ của mình. Do đó, pháp luật quy định nếu việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền diễn ra, bên chủ thể này phải thông báo cho bên có nghĩa vụ biết, đồng thời sẽ phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì nếu bạn và bên chuyển nhượng có thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì bạn sẽ thực hiện nghĩa vụ tại nơi đó có thể là ở Hải Dương, Hưng Yên hay địa điểm khác hoàn toàn do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu bạn và bên chuyển nhượng không có thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ thì địa điểm thực hiện sẽ là nơi có bất động sản (nơi có đất), tức là ở Hải Dương chứ không thể là ở Hưng Yên được.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi