Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ biểu hiện thế nào?
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1093 Lượt xem

Điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ biểu hiện thế nào?

Các công ước, các thỏa ước, hiệp ước, hiệp định về sở hữu trí tuệ được xác lập, nhằm bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người tạo ra sản phẩm trí tuệ, người sử dụng, chủ sở hữu của các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ.

Sản phẩm trí tuệ là sản phẩm vô hình và được pháp luật của các quốc gia bảo hộ. Các sản phẩm trí tuệ là quyền tài sản của chủ thể được pháp luật bảo hộ.

Vậy Điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ biểu hiện thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường diễn ra trong phạm vi một quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới bởi tính hữu ích của các sản phẩm trí tuệ có sự lan tỏa rất rộng. Các sản phẩm trí tuệ do đặc điểm vô hình cho nên việc quản lý rất phức tạp trong phạm vi của một quốc gia và trên thế giới.

Nhằm có sự thống nhất trong việc quản lý, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể có quyền đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, sử dụng sản phẩm trí tuệ nhằm tạo ra hàng hóa và đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người, cho nên cần thiết phải có sự kết hợp và thống nhất trong việc bảo hộ quyền sở hữu đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới.

Các công ước, các thỏa ước, hiệp ước, hiệp định về sở hữu trí tuệ được xác lập, nhằm bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người tạo ra sản phẩm trí tuệ, người sử dụng, chủ sở hữu của các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ.

Những công ước, hiệp ước, thỏa ước và hiệp định quốc tế quan trọng về quyền sở hữu trí tuệ cần được xác định, phân tích để làm rõ những nội dung pháp lý quan trọng của các văn bản này, giúp cho bạn đọc, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhập khẩu, lưu thông và mua bán hàng hóa liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tránh được những rủi ro; mặt khác giúp cho người quan tâm, người học tập, người nghiên cứu giảng dạy và người tạo ra các sản phẩm trí tuệ luôn luôn chủ động tham gia vào quan hệ pháp luật thuộc quyền sở hữu trí tuệ.

Các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ

1. Công ước Paris bảo hộ sở hữu công nghiệp

Công ước Paris là Công ước được ban hành và áp dụng nhằm bảo hộ các sản phẩm sáng tạo trí tuệ được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Công ước Paris được ký kết vào ngày 20 tháng 3 năm 1883 tại Paris (Cộng hòa Pháp).

Công ước Paris gồm 46 điều nhằm đều chỉnh các quan hệ quyền sở hữu công nghiệp, gồm các đối tượng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, mẫu hữu ích, chỉ dẫn địa lý và chống cạnh tranh không lành mạnh. Nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định trong Công ước Paris, theo đó việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ.

Và Công ước này theo nguyên tắc đối xử quốc gia theo đó mỗi nước tham gia phải bảo hộ công dân của các nước tham gia khác tương tự như công dân của nước mình. Ngoài ra, công dân của nước không tham gia công ước cũng được bảo hộ theo Công ước, nếu công dân này đang cư trú hoặc có cơ sở công nghiệp hay thương mại đang kinh doanh có hiệu quả tại lãnh thổ của nước tham gia công ước.

Nội dung công ước có điều khoản quy định trong thủ tục ưu tiên cấp Bằng bảo hộ đối với sáng chế, mô hình hữu ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp. Quyền ưu tiên được thể hiện trên cơ sở chủ thể có đơn xin cấp bằng sáng chế đầu tiên ở một quốc gia tham gia công ước, sau một thời gian, chủ thể có đơn xin được bảo hộ tại bất kỳ quốc gia nào tham gia công ước, thì đơn xin bảo hộ này được coi như đã nộp cùng ngày nộp đơn lần đầu.

Một số nguyên tắc của công ước Paris được thể hiện như:

a) Đối với bằng phát minh, sáng chế được cấp ở các nước tham gia công ước khác cho cùng một phát minh mang tính độc lập. Nguyên tắc này được hiểu là việc cấp bằng ở một nước tham gia Công ước Paris không bắt buộc các nước khác tham gia công ước phải cấp bằng phát minh, sáng chế. Khi được cấp bằng phát minh, sáng chế thì người sáng tạo ra phát minh, sáng chế được ghi tên mình trong Bằng bảo hộ.

b) Đối với nhãn hiệu: Công ước Paris không điều chỉnh điều kiện nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu, mà thủ tục này thuộc luật của mỗi quốc gia tham gia công ước điều chỉnh. Nhưng trong trường hợp một nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ ở nước xuất xứ, thì nhãn hiệu này được chấp nhận nếu có đơn xin bảo hộ do chủ thể yêu cầu. Khi đơn xin bảo hộ này được chấp nhận thì nhãn hiệu này được bảo hộ dưới hình thức nguyên bản như tại quốc gia thành viên khác khi có yêu cầu. Tuy vậy, không phải mọi trường hợp chủ thể có đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại một quốc gia tham gia Công ước Paris đều được chấp nhận.

c) Đối với kiểu dáng công nghiệp phải được bảo hộ tại từng quốc gia tham gia công ước. Việc bảo hộ có thể bị từ chối, nếu các bộ phận cấu thành kiểu dáng công nghiệp không được tạo ra tại quốc gia tham gia công ước. .

d) Đối với tên thương mại, thì việc bảo hộ được thực hiện ở từng quốc gia thành viên của công ước, mà không phải nộp đơn hay đăng ký.

Theo nguyên tắc của Công ước Paris, thì mỗi nước là thành viên đều có nghĩa vụ, biện pháp chống lại hành vi sử dụng trực tiếp hay gián tiếp các dấu hiệu sai về nguồn gốc của hàng hóa hoặc đặc điểm của người sản xuất, người tạo ra sản phẩm hay thương nhân.

Hơn nữa, nhằm giữ gìn môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh và văn minh thương mại, nguyên tắc của Công ước Paris yêu cầu các nước thành viên có nghĩa vụ bảo hộ có hiệu quả trong việc chống cạnh tranh không lành mạnh.

2. Thỏa ước và Hiệp định thư Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

Quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng. Thực tế đã minh chứng, một quốc gia muốn phát triển kinh tế, văn hóa thì không thể là một quốc gia khép kín, “cấm chợ, ngăn sông” và biệt lập tuyệt đối về giao thương với các quốc gia khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Dựa trên điều kiện phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, thì sản xuất tạo ra hàng hóa cũng ngày một tăng đa dạng về chủng loại và công dụng.

Vì vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu thật sự cần thiết không những bảo vệ nhà sản xuất tạo ra những hàng hóa có chất lượng tốt, đồng thời còn ngăn chặn được việc làm hàng giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu quy định về việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài kể cả thương hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ tại Văn phòng Quốc tế của WIPO ở Geneva. Theo Hiệp định này, việc đăng ký quốc tế có hiệu lực ở các quốc gia tham gia công ước, ngoài nước xuất xứ.

Để được bảo hộ nhãn hiệu theo hiệp định này, thì người xin đăng ký nhãn hiệu phải là công dân của nước tham gia công ước, hoặc người này phải đang cư trú hoặc có trụ sở công nghiệp hay trụ sở thương mại ở nước tham gia công ước. Nhãn hiệu của người này đã được đăng ký lần đầu tiên tại Văn phòng đăng ký nhãn hiệu quốc gia hoặc khu vực của nước xuất xứ. Khi có hiệu

Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid ngày 8 tháng 3 năm 1949. Những năm đầu của thế kỷ XXI đã có 56 nước thành viên tham gia thỏa ước và 81 nước tam gia Nghị định thư Madrid. Việt Nam tham gia Thỏa ước và Nghị định Madrid từ ngày 11 tháng 7 năm 2006 có hiệu lực, việc đăng ký quốc tế được Văn phòng quốc tế công bố và thông báo đến các nước tham gia công ước được biết.

3. Hiệp định TRIPS

Hiệp định TRIPS là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định thừa nhận việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại và đầu tư. Các mục tiêu của Hiệp định này thể hiện:

a) Góp phần thúc đẩy công nghệ;

b) Chuyển giao và phổ biến công ghệ; 

c) Bảo đảm quyền lợi của các nhà sản xuất và những người sử dụng công nghệ phục vụ lợi ích kinh tế, xã hội;

d) Bảo đảm quyền bình đẳng của các quốc gia thành viên về khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.

Các quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS về các lĩnh vực như bản quyền; cấp bằng phát minh, sáng chế, thương hiệu; bí mật thương mại.

Những nội dung của các quy định trong Hiệp định TRIPS được thể hiện cụ thể theo từng lĩnh vực:

Thứ nhất, trong lĩnh vực bản quyền: Theo Hiệp định TRIPS, các nước tham gia có nghĩa vụ tuân thủ các điều khoản được quy định trong Công ước Berne, chỉ loại trừ các yêu cầu của công ước về các quyền đạo đức. Về chương trình máy tính, theo Hiệp định này thì chương trình máy tính được bảo hộ như đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Các dữ liệu khi được biên tập lại trên cơ sở có bản quyền. Các nước tham gia Hiệp định đều phải nghĩa vụ bảo hộ các chủ sở hữu các chương trình máy tính và ghi âm.

Thời hạn bảo hộ các tác phẩm ghi âm là 50 năm. Các nước tham gia Hiệp định có nghĩa vụ phải bảo vệ các tác phẩm ghi âm hiện có trong quốc gia mình. Ngoài ra, thời hạn bảo hộ tối thiểu phải được quy định đối với tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm khác của tác giả sáng tạo là 50 năm.

Nguyên tắc của Công ước Berne được áp dụng nhằm bảo vệ hữu hiệu và thống nhất các quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật. Các quốc gia thành viên áp dụng Công ước hợp thành Hiệp hội để bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, theo nguyên tắc đối xử quốc gia..

Thứ hai, trong lĩnh vực cấp bằng phát minh, sáng chế: Nghĩa vụ của các nước thành viên là bảo hộ bằng phát minh, sáng chế cho sản phẩm và quy trình phương pháp sản xuất, bao gồm cả lĩnh vực dược phẩm và hóa chất nông nghiệp. Hà

Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ quy định thời hạn bảo hộ đối với sáng chế trong thời hạn 20 năm, kể từ ngày có đơn xin cấp bằng sáng chế.

Thứ ba, về thương hiệu: Theo quy định của Hiệp định TRIPS, quy định các quốc gia thành viên phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ và các thương hiệu. Ngoài ra, các quốc gia có nghĩa vụ bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, đồng thời cấm việc ép buộc liên kết các nhãn hiệu.

Các nguyên tắc bảo hộ các đối tượng như bí mật thương mại, vi mạch, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý cũng được thể hiện trong Hiệp định TRIPS. Những quy định cơ bản về bí mật thương mại, chủ sở hữu của bí mật thương mại có quyền thực hiện các hành vi ngăn chặn việc sử dụng hoặc tiết lộ bất hợp pháp các thông tin bảo mật mà mình sở hữu.

Có nghĩa là, các thông tin bảo mật được coi là bí mật thương mại mà chủ thể nắm giữ được không ai có quyền xâm phạm, làm bộc lộ các thông tin bí mật thương mại ngoài ý chí của chủ sở hữu các thông tin bí mật thương mại này.

Về các dấu hiệu chỉ dẫn địa lý được chi tiết hóa nhằm bảo vệ các loại rượu vang và rượu mạnh.

4. Các hiệp định trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có những hiệp định và công ước quy định những nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên tham gia hiệp định và công ước phải tuân thủ.

Những công ước và hiệp định trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải kể đến như: Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới quản lý thực hiện; Hiệp định Madrid về chống sử dụng dấu hiệu sai hoặc lừa dối về nguồn gốc của hàng hóa (1981), do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới quản lý thực hiện; Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (1891), do WIPO quản lý thực hiện; Hiệp định Hague về đăng ký quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (1925); Hiệp định Nice về phân loại quốc tế đối với hàng hóa và dịch vụ vì mục đích đăng ký nhãn hiệu (1957); Hiệp định Lisbon về bảo hộ đối với tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế về xuất xứ (1958);

Hiệp định Nocarno xây dựng hệ thống phân loại quốc tế đối với kiểu dáng công nghiệp (1968); Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế (PCT) (1970); Hiệp định Strasbourg về phân loại bằng phát minh sáng chế quốc tế (1971); Hiệp định Vienna thành lập một hệ thống phân loại quốc tế đối với các yếu tố hình ảnh của nhãn hiệu (1973); Công ước về bằng phát minh sáng chế của châu Âu (1973); Nghị định thư liên quan đến Hiệp định Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế (1989); Hiệp định Washington về sở hữu trí tuệ liên quan đến vi mạch (1989); Hiệp định luật nhãn hiệu (TLT) (1994); Hiệp định Budapest về công nhận quốc tế đối với việc gửi đăng ký các vi sinh vật vì mục đích của quy trình cấp bằng phát minh sáng chế (1970).

Nội dung những hiệp định và công ước quốc tế quy định về sở hữu công nghiệp tập trung vào những khía cạnh sau đây:

a) Xác định rõ các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ như phát minh, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mô hình hữu ích, tên thương mại, dấu hiệu địa lý và chống cạnh tranh không lành mạnh. Nguyên tắc đối xử quốc gia, quyền ưu tiên và nguyên tắc chung (Công ước Paris);

b) Cấm tất cả các hàng hóa mang dấu hiệu giả mạo hoặc lừa dối về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa giả mạo, cấm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ, lừa dối khách hàng. Cấm sử dụng hàng hóa giả mạo về nguồn gốc xuất xứ liên quan đến việc bán hay trưng bày hay chào bán, quảng cáo có khả năng lừa dối công chúng (Hiệp định Madrid). CÓ

c) Việc xin đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, thì người xin đăng ký phải là công dân của một nước tham gia Công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ hoặc đang cư trú hay có cơ sở công nghiệp hay cơ sở thương mại ở nước tham gia Công ước. Việc đăng ký nhãn hiệu lần đầu tiên ở Văn phòng đăng ký nhãn hiệu quốc gia hoặc khu vực của nước xuất xứ. Sau đó họ có thể xin đăng ký quốc tế thông qua văn phòng quốc gia hoặc khu vực (Hiệp định Madrid).

d) Việc đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có thể được thực hiện ở Văn phòng Quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc trực tiếp hoặc thông qua trung gian là Văn phòng sở hữu công nghiệp quốc gia của nước thành viên là xuất xứ theo quy định của pháp luật của nước này.

Tuy nhiên, pháp Luật Sở hữu trí tuệ của quốc gia thành viên Công ước có thể quy định về việc đăng ký quốc tế được thực hiện thông qua văn phòng quốc gia. Việc đăng ký quốc tế có thể có hiệu lực ở nước thành viên là nước xuất xứ, nếu có yêu cầu, trừ trường hợp pháp Luật Sở hữu trí tuệ của nước này có quy định khác.

Việc đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được thực hiện 5 (năm) năm một lần. Thời hạn bảo hộ không được dưới 5 năm hoặc 10 năm nếu được đăng ký lại trong 5 năm cuối cùng của tời hạn 5 năm (Hiệp định HAGUE).

e) Việc phân loại hàng hóa và dịch vụ vì mục đích đăng ký thương hiệu hàng hóa và nhãn dịch vụ, thì Văn phòng nhãn hiệu của các nước thành viên phải cung cấp thông tin liên quan đến việc đăng ký cho từng đối tượng, biểu tượng và của từng cấp hạng. .

f) Việc bảo hộ đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa, theo quy định tại Hiệp định LISBON (1958): “Là tên địa lý của một nước, vùng hoặc địa phương, dùng để chỉ một sản phẩm có xuất xứ đó, chất lượng và đặc điểm của sản phẩm là độc đáo hoặc đặc trưng cho mỗi trường địa lý, bao gồm các nhân tố tự nhiên và con người” (Điều 2 Hiệp định).

Việc đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hóa được thực hiện tại Văn phòng Quốc tế của WIPO tại Geneva theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên. Văn phòng Quốc tế có nghĩa vụ thông báo các thông tin này đến các nước thành viên khác, trừ trường hợp nước thành viên tuyên bố trong thời hạn một năm rằng họ không thể bảo đảm việc bảo hộ một tên gọi được đăng ký, tất cả các nước thành viên phải bảo hộ tên gọi đã được đăng ký quốc tế theo thời hạn tên gọi hàng hóa này vẫn trong thời hạn được bảo hộ tại nước xuất xứ.

5. Các hiệp định trong lĩnh vực bản quyền và quyền kế cận

a) Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

Công ước Berne quy định về quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật và các quyền liên quan đến quyền tác giả. Công ước Berne quy định về quyền tác giả trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:

Thứ nhất, các tác phẩm có xuất xứ từ một nước thành viên của Công ước, phải được bảo hộ ở mỗi nước thành viên khác tương tự như đã bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đối với công dân của nước thành viên. 

Thứ hai, do tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức khách quan, đã được định hình thì quyền tác giả của các tác phẩm này được xác lập, không phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm, công trình. Việc bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học là tự động, vì vậy việc bảo hộ không phụ thuộc vào một thủ tục hành chính bắt buộc nào.

Thứ ba, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được bảo hộ độc lập với nước xuất xứ của tác phẩm. Tuy vậy, trong trường hợp nếu một nước thành viên có quy định về thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học dài hơn thời hạn tối thiểu theo quy định trong Công ước về tác phẩm được bảo hộ tại nước xuất xứ, thì việc bảo hộ có thể bị từ chối khi tác phẩm văn học, nghệ thuật này cũng không được bảo hộ tại nước xuất xứ nữa.

Theo Công ước Berne thì các quyền được xác định là quyền được ghi nhận là độc quyền cho phép: Quyền biên dịch, điều chỉnh và sắp xếp lại tác phẩm; biểu diễn kịch; nhạc kịch và âm nhạc; đọc lại trước công chúng tác phẩm văn học; thông tin cho công chúng về việc trình diễn các tác phẩm; truyền thanh; sao chép lại dưới bất kỳ hình thức hay phương pháp nào; sử dụng tác phẩm làm cơ sở cho một tác phẩm nghe, nhìn; sản xuất, phân phối, trình diễn trước công chúng và thông tin cho công chúng biết về tác phẩm nghe nhìn.

Những hành vi cắt xén, làm sai lệch hoặc các hành vi xâm phạm đến nội dung tác phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của tác giả. Quyền này là “quyền đạo đức”.

b) Công ước Rome bảo hộ diễn viên, người sản xuất chương trình ghi âm, tổ chức truyền thông…

Nội dung của Công ước Roma nhằm bảo hộ các chương trình biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc của người sản xuất các chương trình này. Các nghệ sĩ trong các loại hình biểu diễn như diễn viên điện ảnh, ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ múa được ngăn chặn các hành vi mà họ không muốn như truyền thanh, thông tin cho công chúng về buổi biểu diễn của họ, thu âm, ghi hình chương trình biểu diễn của mình.

Đối với người sản xuất chương trình âm nhạc có quyền cho phép hoặc không cho phép người khác gián tiếp hoặc trực tiếp sao chép chương trình thu thanh. Các tổ chức truyền thanh có quyền cho hoặc không cho phép phát lại chương trình.

Căn cứ vào Công ước Geneva, việc bảo hộ các nhà sản xuất chương trình thu thanh, chống sao chép bất hợp pháp là việc mỗi nước thành viên tham gia Công ước phải bảo hộ người sản xuất chương trình này. Nhà sản xuất có quyền chống lại việc nhập khẩu các tác phẩm sao chép. Thời hạn bảo hộ các quyền của nhà sản xuất trong lĩnh vực này tối thiểu 20 năm kể từ lần đầu tiên ấn định hoặc xuất bản lần đầu tiên tác phẩm thu thanh.

Đối với quyền tác giả, Hiệp định bản quyền (WCT, 1996), có quy định: Bất kỳ các thành viên nào đều phải tuân thủ các quy định tại Luật (Paris) năm 1971 của Công ước Berne. Các đối tượng được bảo hộ gồm chương trình máy tính; biên tập dữ liệu hoặc các tư liệu khác. Các quyền của tác giả gồm: Quyền phân phối, quyền cho thuê, quyền thông tin với công chúng. Nước thành viên của Công ước phải thực hiện các thủ tục thực thi theo luật quốc gia nhằm chống lại bất kỳ hành vi nào vi phạm quyền tác giả được quy định trong Hiệp định.

c) Hiệp định WIPO về biểu diễn và thu thanh (WPPT, 1996)

Theo quy định trong Hiệp định này, thì nghệ sĩ biểu diễn như diễn viên điện ảnh, ca sĩ, nhạc sĩ có quyền tài sản trong quan hệ sao chép lại, phân phối, cho thuê, phổ biến. Các nghệ sĩ có quyền truyền thanh, truyền thông đến công chúng, quyền thu ghi.

– Nhà sản xuất chương trình có quyền: Sao ghi lại; phân phối; cho thuê; phổ biến. NẾU Theo Hiệp định WIPO về biểu diễn và thu thanh, nghệ sĩ biểu diễn và nhà sản xuất các chương trình thu thanh thì nghĩa vụ của một nước tham gia Công ước phải đối xử với công dân của một nước khác cùng tham gia công ước có các quyền tương tự như quyền của công dân nước mình.

->>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ Đăng ký sở hữu trí tuệ

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi