Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Dịch vụ logistic bao gồm chuỗi các dịch vụ chủ yếu gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1863 Lượt xem

Dịch vụ logistic bao gồm chuỗi các dịch vụ chủ yếu gì?

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,…

Trong những năm qua, Việt Nam đã có được những bước tiến mới trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ hội nhập, dịch vụ logistic ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trong nền kinh  tế Việt Nam. Để tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ này, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dịch vụ logistic bao gồm chuỗi các dịch vụ chủ yếu gì.

Dịch vụ logistics là gì?

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ này đối với sự phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam đã có những quy định cụ thể về dịch vụ logistic tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc. Dịch vụ logistic được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

Qua định nghĩa nêu trên, ta thấy logistic có những đặc điểm riêng biệt sau:

– Chủ thể logistics bao gồm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng.

Trong đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic phải đap sứng các điều kiện nhất định về thiết bị, công cụ  bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thật và đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. Còn khách là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ về giao nhận hàng hóa.

– Nội dung dịch vụ logistics là thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,…

– Dịch vụ logistics có tính chất bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do thương nhân thực hiện để nhận thù lao.

Như vậy, dịch vụ logistic là một ngành kinh doanh có nhiều đặc thù. Bên cạnh đó, đây cũng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để tìm hiểu các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Dịch vụ logistic bao gồm chuỗi các dịch vụ chủ yếu gì.

Điều kiện kinh doanh logistic

Theo quy định tại điều 234 Luật Thương mại 2005 quy định về điều kiện kinh doanh logistics và các quy định tại nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Đối với doanh nghiệp trong nước:

+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần.

+  Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định  163/2017/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

Thương nhân kinh doanh các dịch vụ trên cần đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật.đa dạng, phức tạp như điều kiện về kho bãi, máy móc, dây chuyền đóng gói, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải,… theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ này cần đáp ứng điều kiện về đội ngũ nhân viên. Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, đúng lĩnh vực, có khả năng thực hiện công việc.

– Đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Bên cạnh tuân thủ các điều kiện nêu trên giống như doanh nghiệp trong nước mà còn phải tuân thủ các quy định cụ thể tại khoản 3 điều 4 nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic.

Các chuỗi dịch vụ logistics

Chuỗi dịch vụ logistics là một tập hợp các dịch vụ được thương nhân cung ứng một cách hợp lý, liên tục. Chuỗi dịch vụ logistic bao gồm các loại hình thức dịch vụ sau:

Thứ nhất: Dịch vụ logistics chủ yếu

Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm các loại dịch vụ sau:

– Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay;

– Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;

– Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải;

– Dịch vụ chuyển phát;

– Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;

– Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan);

– Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động như kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng, dịch vụ nhận và chấp nhận hàng, dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tại;

– Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

Thứ hai: Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải

Các dich vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển;

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa;

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt;

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ;

– Dịch vụ vận tải hàng không;

– Dịch vụ vận tải đa phương thức.

Thứ ba: Nhóm các dịch vụ logistic liên quan khác

Các dịch vụ logistics liên quan khác bao gồm:

– Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật;

– Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;

– Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

Qua nội dung bài viết dịch vụ logistic bao gồm chuỗi các dịch vụ chủ yếu gì Quý vị có thể thấy rằng dịch vụ logistic bao gồm chuỗi các dịch vụ vô cùng đa dạng, liên tục trong suốt quá trình.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi