Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Di sản thờ cúng có được thế chấp không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1711 Lượt xem

Di sản thờ cúng có được thế chấp không?

Ông tôi khi mất để lại căn nhà giao cho bố tôi quản lý để thờ cúng. Nay bác tôi cần tiền chữa bệnh, các chú và bố tôi muốn thế chấp căn nhà đó có được không?

Câu hỏi:

Năm 2012 ông nội tôi mất có để lại căn nhà của ông. Ông có 4 người con trai nhưng trong di chúc ông ghi là để lại căn nhà cho bố tôi thờ cúng tổ tiên. Nhưng hiện nay bác tôi đang ốm nặng, các chú tôi bàn với bố tôi đem căn nhà đi thế chấp ngân hàng lấy tiền chữa bệnh cho bác. Tôi xin hỏi là liệu bố tôi có thể thế chấp căn nhà đó không?

Di sản thờ cúng có được thế chấp không?

 

Trả lời:

Theo những thông tin bạn đã cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo điều 670 Bộ luật dân sự 2005 (Bộ luật có hiệu lực vào thời điểm mở thừa kế) quy định về di sản thờ cúng như sau:

“ 1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.”

Có thể thấy bố bạn là người đã được ông bạn chỉ định là người quản lý di sản (căn nhà) để thờ cúng. Do đó, căn nhà của ông nội bạn chỉ được dùng vào mục đích thờ cúng như đã định đoạt trong di chúc. Bố bạn chỉ có quyền quản lý căn nhà và thực hiện việc thờ cúng hàng năm theo di chúc.

Khoản 1 điều 118 Luật nhà ở quy định về điều kiện của nhà ở được tham gia giao dịch như sau:

“ 1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.”

Như vậy, vì bố bạn không phải là người được thừa kế căn nhà của ông nội bạn nên bố bạn không thể đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và sở hữu nhà. Do không thể đứng tên giấy chứng nhận quyền  sở hữu nhà nên bố bạn cũng không có quyền định đoạt đối với căn nhà như mua bán, thế chấp, tặng cho…

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về thế chấp di sản dùng vào việc thờ cúng, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi