Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?
  • Thứ hai, 12/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 282 Lượt xem

Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

Di chúc miệng là di chúc được lập không phải bằng hình thức văn bản mà do người để lại di chúc “truyền lời” lại cho người làm chứng.

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ có những chia sẻ, giúp Quý vị làm sáng tỏ Di chúc miệng có được pháp luật công nhận khôngQuý độc giả có quan tâm đừng bỏ qua nội dung bài viết.

Di chúc miệng là gì?

Di chúc miệng là di chúc được lập không phải bằng hình thức văn bản mà do người để lại di chúc “truyền lời” lại cho người làm chứng.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc định đoạt di sản của người mất cho người ở lại, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các cá nhân, cơ quan, tổ chức nên đòi hỏi có sự chính xác. Bởi vậy, nhiều người băn khoăn di chúc miệng có được pháp luật công nhận không? Trong nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp làm rõ vấn đề này.

Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hình thức của di chúc như sau:

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Điều 629 Bộ luật dân sự quy định thêm về Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Theo các quy định trên, di chúc phải được lập thành văn bản, người để lại di chúc chỉ được lập di chúc miệng khi rơi vào các hoàn cảnh tính mạng bị đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Điều này xuất phát từ khía cạnh thực tế, khi một người có nguyện vọng để lại di sản cho những người thừa kế nhưng vì hoàn cảnh sức khỏe không thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác soạn ngay một di chúc bằng văn bản, pháp luật vẫn tôn trọng ý chí, di nguyện của họ.

Như vậy, di chúc miệng nói chung là nội dung được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, để xác định một di chúc miệng cụ thể có được pháp luật công nhận hay có hợp pháp hay không thì cần căn cứ vào các điều kiện hợp pháp của di chúc miệng. Vậy đó là những điều kiện nào? Mời Quý vị tiếp tục theo dõi bài viết.

Điều kiện hợp pháp của di chúc miệng

Di chúc miệng được xác định là hợp pháp khi đáp ứng được những điều kiện chung với một di chúc và các điều kiện riêng, đó là:

Thứ nhất: Điều kiện về chủ thể lập di chúc

Người lập di chúc miệng minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Lưu ý:

– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Thứ hai: Điều kiện về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Ngày, tháng, năm lập di chúc;

– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản.

Thứ ba: Điều kiện về trình tự, thủ tục

Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Ai có thể làm chứng di chúc miệng?

Như đã chia sẻ trên đây, di chúc miệng phải có người làm chúng và thực hiện các thủ tục ghi chép, ký tên, điểm chỉ, công chức hoặc chứng thực. Điều 632 Bộ luật dân sự quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Như vậy, người làm chứng cho việc lập di chúc nói chung và lập di chúc miệng nói riêng có thể là bất kỳ ai, trừ các trường hợp:

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Hủy bỏ di chúc miệng khi nào?

Khoản 2 Điều 629 Bộ luật dân sự quy định: ” Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Do đó, ngay cả khi di chúc miệng hợp pháp (đáp ứng được các điều kiện trên đây) di chúc vẫn có thể hủy bỏ vì sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt. Đây là trường hợp di chúc miệng chưa có hiệu lực pháp luật, người lập di chúc miệng còn sống, minh mẫn sáng suốt, vì thế có điều kiện lập di chúc văn bản thể hiện đúng đắn ý chí, nguyện vọng của mình, theo đó, pháp luật quy định trường hợp này di chúc miệng vô hiệu nhằm tạo cơ hội cho việc lập di chúc văn bản. Tất nhiên, người lập di chúc miệng trước đó vẫn có thể lập di chúc với nội dung giống với nội dung di chúc miệng đã lập, miễn sao đáp ứng các điều kiện di chúc hợp pháp theo quy định pháp luật.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không? Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến nội dung bài viết, quy định pháp luật về di chúc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được tư vấn, hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi