Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Để kiểm tra, giám sát hiệu quả quy định tố tụng hình sự cần làm gì?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1443 Lượt xem

Để kiểm tra, giám sát hiệu quả quy định tố tụng hình sự cần làm gì?

Giám sát là công cụ cần thiết của việc củng cố kỷ luật, kỷ cương, pháp chế, trật tự và tính có tổ chức trong quá trình hoạt động của nhà nước nói chung, của các bộ phận cấu thành của nó nói riêng – hoạt động của các cơ quan đại diện quyền lực, hoạt động của các cơ quan chấp hành – điều hành, hoạt động của các cơ quan tư pháp

Khái niệm kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Theo Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Nếu phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật.

Để kiểm tra, giám sát hiệu quả quy định tố tụng hình sự cần làm gì?

Bình luận và phân tích việc kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

–  Giám sát là công cụ cần thiết của việc củng cố kỷ luật, kỷ cương, pháp chế, trật tự và tính có tổ chức trong quá trình hoạt động của nhà nước nói chung, của các bộ phận cấu thành của nó nói riêng – hoạt động của các cơ quan đại diện quyền lực, hoạt động của các cơ quan chấp hành – điều hành, hoạt động của các cơ quan tư pháp. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền giám sát của các cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, góp phần phòng ngừa và khắc phục oan sai, bỏ lọt tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự quy định nguyên tắc chung về giám sát đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Đây là nguyên tắc mới được bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự, có ý nghĩa trên nhiều phương diện.

–  Điều luật quy định chủ thể có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử.

–  Nội dung giám sát là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan và những người đó.

–  Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì chủ thể giám sát có quyền yêu cầu (cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử), có quyền kiến nghị (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận) với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, giải quyết)

–  Theo quy định của điều luật đang được bình luận cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu của các chủ thể có quyền giám sát theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi