Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2827 Lượt xem

Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng nhưng hoạt động trong mối liên hệ mật thiết, thống nhất trong toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự

Khái niệm trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Căn cứ Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.

Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Bình luận và phân tích trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

–  Các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng nhưng hoạt động trong mối liên hệ mật thiết, thống nhất trong toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự và đều có trách nhiệm là nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

–  Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Các cơ quan và những người đó phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.

– Điều luật quy định rõ trách nhiệm của những người có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng. Theo điều luật đang được bình luận, người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (ví dụ, Điều tra viên ra quyết định khởi tố bị can hoặc ra lệnh bắt giam người không đủ căn cứ hoặc không đúng thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; Thẩm phán và Hội thẩm cố ý ra bản án trái pháp luật, kết án oan người không có tội v.v…) thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi