Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đại diện theo ủy quyền là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1656 Lượt xem

Đại diện theo ủy quyền là gì?

Đại diện theo ủy quyền là ý chí của cá nhân, pháp nhân (người ủy quyền) ủy quyền cho bên kia là bên được ủy quyền (đồng thời là bên đại diện) nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền để xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đã ủy quyền.

Thế nào là đại diện theo ủy quyền?

Đại diện theo ủy quyền là trường hợp đại diện theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó, cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Tư vấn quy định đại diện theo ủy quyền

Đại diện theo ủy quyền là ý chí của cá nhân, pháp nhân (người ủy quyền) ủy quyền cho bên kia là bên được ủy quyền (đồng thời là bên đại diện) nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền để xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đã ủy quyền.

Nếu bên ủy quyền là cá nhân thì cá nhân đó phải là có năng lực hành vi dân sự phù hợp với nội dung ủy quyền mà pháp luật quy định, nếu bên ủy quyền là pháp nhân thì việc ủy quyền phải thông qua hành vi của người đại diện theo pháp luật của mình. Bên được ủy quyền (trở thành bên đại diện) có thể là cá nhân chưa thành niên nhưng phải từ đủ mười lăm tuổi nếu giao dịch mà người này đại diện để xác lập, thực hiện là giao dịch mà pháp luật cho phép người chưa thành niên xác lập, thực hiện.

Như vậy, quan hệ đại diện này là hệ quả của quan hệ ủy quyền, quan hệ ủy quyền có thể xác lập thông qua một hợp đồng mang tính dân sự (hợp đồng ủy quyền), có thể thông qua thông qua hành vi ủy quyền mang tính hành chính (văn bản ủy quyền).

Nếu việc ủy quyền được xác lập thông qua hợp đồng ủy quyền thì phải có sự thỏa thuận của cả hai bên và thông thường được xác lập giữa các bên không có mối quan hệ lao động với nhau. (Chẳng hạn, cá nhân ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho pháp nhân khác hoặc cho cá nhân không phải là người của pháp nhân).

Nếu việc ủy quyền được xác lập thông qua hành vi ủy quyền hành chính thì đó chính là ý chí của người có quyền đối với người có nghĩa vụ thực hiện nên việc ủy quyền này là ý chí của một bên (bên ủy quyền) còn người được ủy quyền bắt buộc phải thực hiện. Việc ủy quyền hành chính thường được thực hiện trong hoạt động của pháp nhân, theo đó, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ban hành Văn bản ủy quyền ủy quyền cho các thành viên khác của pháp nhân đi diện cho pháp nhân để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của pháp nhân.

Theo tinh thần của BLDS năm 2015, ngoài cá nhân, các tổ chức chỉ được coi là chủ thể tham gia quan hệ dân sự nếu có tư cách pháp nhân: Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sựr hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết. (Khoản 1 Điều 101 BLDS 2015).

Vì vậy, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì người xác lập và thực hiện giao dịch là cá nhân được các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền.

Chẳng hạn, ông A đưa quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình ông thế chấp tại ngân hàng để vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp cho gia đình thì người vay trong hợp đồng tín dụng này là ông A (không phải là hộ gia đình) nên trong hợp đồng tín dụng chỉ cần ông A ký.

Tuy nhiên, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải có chữ ký của tất cả các thành viên hộ gia đình (đối với thành viên không có hoặc chưa đủ năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật ký thay) hoặc có ủy quyền bằng văn bản của các thành viên hộ gia đình đó.

– Thông qua việc nghiên cứu các quy định trong Điều luật này, có thể nhận thấy quy định tại khoản 2 chưa thực sự hợp lý. Theo quy định tại khoản 2 Điều này, người đại điện theo ủy quyền của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được xác lập trên cơ sở các thành viên thỏa thuận để “cử cá nhân, pháp nhân khác.

Điều này là không hợp lý, bởi khi sử dụng từ “cử” là nói đến một quan hệ chấp hành, điều hành và thường gắn với quan hệ hành chính. Tuy nhiên, đại diện theo ủy quyền của các chủ thể được quy định tại khoản 2 Điều này không thể hình thành thông qua việc cử người giám hộ. Theo kiến nghị của chúng tôi, nên thay từ “cử” bằng hai từ “ủy quyền”.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi