Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đại diện theo pháp luật của cá nhân
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 931 Lượt xem

Đại diện theo pháp luật của cá nhân

Để bảo đảm quyền lợi cho các cá nhân không có hoặc chưa đủ năng lực hành vi dân sự cũng như bảo đảm sự ổn định trong giao dịch dân sự, pháp luật xác định người đại diện theo pháp luật cho cá nhân chưa thành niên và cá nhân mất năng lực hành vi dân sự.

Thế nào là đại diện theo pháp luật của cá nhân?

Đại diện theo pháp luật của cá nhân là người đại diện của cá nhân được xác lập trên cơ sở quy định pháp luật, được quy định chung tại Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm (1) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên, (2) Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định, (3) Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo (1) và (2), (4) Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tư vấn Đại diện theo pháp luật của cá nhân

Để bảo đảm quyền lợi cho các cá nhân không có hoặc chưa đủ năng lực hành vi dân sự cũng như bảo đảm sự ổn định trong giao dịch dân sự, pháp luật xác định người đại diện theo pháp luật cho cá nhân chưa thành niên và cá nhân mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, người đại diện theo pháp luật của cá nhân mất năng lực hành vi dân sự (là người giám hộ của cá nhân đó) có quyền nhân danh người được giám hộ xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ.

Người đại diện theo pháp luật của cá nhân có thể là:

– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên: Cha, mẹ chỉ có thể là người giám hộ của con nếu con mất năng lực hành vi dân sự (khoản 3 Điều 53 BLDS năm 2015) còn đối với con chưa thành niên thì cha, mẹ là đồng đại diện theo pháp luật của con.

– Người giám hộ đối với người được giám hộ: 

+ Người giám hộ của cá nhân chưa thành niên theo Điều 52 BLDS năm 2015 được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ;

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;

3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. 

+ Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự theo Điều 53 BLDS năm 2015 được xác định:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ;

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. 

Ngoài ra, người được cử, chỉ định làm người giám hộ cho cá nhân chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự còn được xác định theo Điều 54 BLDS năm 2015.

Với xác định trên thì người đại diện theo pháp luật của cá nhân (chính là người giám hộ của họ) có thể là một trong số những người sau đây:

Anh cả hoặc chị cả của người chưa thành niên; anh tiếp theo hoặc chị tiếp theo của người chưa thành niên (chỉ một người đại diện); ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người chưa thành niên (đồng đại diện); vợ hoặc chồng của người mất năng lực hành vi dân sự, con cả của người mất năng lực hành vi dân sự, con tiếp theo của người mất năng lực hành vi dân sự, cha, mẹ của con mất năng lực hành vi dân sự (đồng đại diện); pháp nhân, cá nhân được cử, chỉ định làm người giám hộ.

– Người do Tòa án chỉ định: Trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định của pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa án chỉ định người đại diện theo pháp luật của các cá nhân đó.

Người đại diện theo pháp luật của cá nhân chưa thành niên (cha, mẹ hoặc người giám hộ của cá nhân đó) có quyền cho hoặc không cho cá nhân chưa thành niên xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nếu giao dịch đó không vì mục đích thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và không phù hợp với nhận thức lứa tuổi của cá nhân đó.

Người đại diện theo pháp luật của cá nhân chưa thành niên (cha, mẹ hoặc người giám hộ của cá nhân đó) có quyền xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của cá nhân được đại diện nếu cá nhân được đại diện không đủ điều kiện để xác lập và thực hiện giao dịch.

Quy định của Điều 136 về người đại diện theo pháp luật của cá nhân cho thấy người đại diện của người chưa thành niên có thể là cha mẹ, có thể là người giám hộ của người chưa thành niên đó. Vì vậy, cần xác định rõ trường hợp người thành niên còn cha, mẹ và cha mẹ đều có năng lực hành vi dân sự nhưng lại có người khác giám hộ (do cha mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu), người đại diện cho người chưa thành niên là cha, mẹ hay người giám hộ? Dù quy định này của pháp luật là không cụ thể nhưng có thể hiểu theo logic: cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên nhưng khi đã yêu cầu người khác giám hộ cho con thì đồng nghĩa với việc cha, mẹ đã chuyển giao quyền đại diện cho người giám hộ của con chưa thành niên. Đây là quy định được sửa đổi, bổ sung so với BLDS năm 2005.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi