• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1660 Lượt xem

Đặc điểm của di chúc

Di chúc thường được thể hiện thông qua một hình thức nhất định (có thể là viết, có thể là miệng) trong đó người lập di chúc bày tỏ ý chí của mình về việc định đoạt toàn bộ hay một phần tài sản của mình cho một người hay cho nhiều người khác nhau.

Thuật ngữ di chúc được đề cập và sử dụng nhiều trong đời sống nên từ lâu, đã trở thành một vấn đề hết sức quen thuộc đối với nhân dân. Tuy vậy, nó thường chỉ được hiểu một cách đơn giản, truyền thống: “Di chúc là sự dặn lại của một người trước lúc chết với những người khác về những việc cần làm, nên làm”. 

Còn di chúc là gì? Các đặc điểm của di chúc như thế nào thì ít ai biết đến? Vậy di chúc được hiểu như thế nào theo quy định pháp luật về thừa kế? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết.

Khái niệm di chúc

Điều 646 BLDS 2005 đã định nghĩa: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyến tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Bên cạnh đó, BLDS còn quy định chỉ căn cứ vào di chúc để dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác nếu di chúc đó là ý chỉ tự nguyện và nội dung của di chúc là hợp pháp. 

Như vậy, về phương diện khoa học pháp lý thì di chúc là phương tiện phản ánh trung thực ý nguyện cuối cùng của cá nhân trong việc dịch chuyển tài sản của họ cho người khác sau khi họ chết. 

Di chúc thường được thể hiện thông qua một hình thức nhất định (có thể là viết, có thể là miệng) trong đó người lập di chúc bày tỏ ý chí của mình về việc định đoạt toàn bộ hay một phần tài sản của mình cho một người hay cho nhiều người khác nhau. Việc chuyển tài sản của người đã chết cho những người khác sau khi người đó chết căn cứ vào di chúc mà người đó đã lập khi họ còn sống được gọi là thừa kế theo di chúc.

Đặc điểm của di chúc 

Di chúc với tư cách là căn cứ để dựa vào đó thực hiện quá trình dịch chuyển di sản của người chết cho người khác luôn luôn hàm chứa các đặc điểm sau đây: 

Thứ nhất: Di chúc là ý chí đơn phương của cá nhân 

Di chúc là “sự thể hiện ý chí của cá nhân” (Điều 646 BLDS 2005) nên nó được hình thành duy nhất bằng ý chí đơn phương của người để lại thừa kế (một bên chủ thể trong giao dịch dân sự về thừa kể). Qua việc lập di chúc, cá nhân đó có ý định làm xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế.

Theo đó họ quyết định chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người đã được họ xác định trong di chúc mà không cần biết người đó có nhận di sản của mình hay không.

Đối với những di chúc do vợ, chồng lập chung, trong đó mặc dù thể hiện ý chí của cả hai người nhưng di chúc vẫn mang tính chất quyết định đơn phương bởi dù di chúc thể hiện ý chí của nhiều người nhưng những người đó vẫn chỉ là một bên trong giao dịch dân sự. 

Thứ hai: Di chúc nhằm chuyển dịch di sản của người chết cho người khác đã được xác định trong di chúc 

Đây là nội dung quan trọng không thể thiếu được của một di chúc nếu muốn được coi là một căn cứ để dịch chuyển tài sản của người chết cho những người khác.

Thông thường, một người chỉ lập di chúc trong trường hợp họ có một khối tài sản trước khi chết và muốn bằng ý chí của mình để định đoạt cho ai. Mặt khác, cho dù trước lúc chết, người đó có một khối tài sản và cũng để lại di chúc nhưng nếu di chúc không chứa đựng nội dung này thì cũng không làm phát sinh việc thừa kế theo di chúc.

Nghĩa là di chúc đó chẳng có ý nghĩa gì đối với quá trình dịch chuyển di sản. Nói cách khác, di chúc chỉ đem lại ý nghĩa về mặt vật chất cho những người thừa kế theo di chúc đồng thời chỉ thật sự là một phương tiện để người để lại thừa kế thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình chừng nào di chúc chứa đựng nội dung nói trên. Khi 

Thừa kế ở bất kỳ một nhà nước nào cũng đều là quy định của pháp luật nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết sang những người còn sống khác. Với tư cách là hế luận của quyền sở hữu, pháp luật về thừa kế là phương tiện để đảm bảo cho chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình.

Thông qua thừa kế, quyền sở hữu của một người đối với thành quả lao động của họ được dịch chuyển từ đời này qua đời khác. Đặc biệt, ghi nhận và tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc chính là việc pháp luật tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của họ, đảm bảo cho người lập di chúc “có quyền sử dụng tài sản ngay cả khi đã chết rồi”. 

Thứ ba: Di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi chính người xác lập ra di chúc đã chết 

Như đã trình bày ở đặc điểm trên, việc lập di chúc và việc giao kết hợp đồng đều là những giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nếu hợp đồng dân sự thể hiện ý chí của cả hai bên chủ thể thì di chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên. Sự khác nhau này làm cho một di chúc có tính chất khác hẳn với một hợp đồng dân sự.

Nếu hợp đồng dân sự có hiệu lực từ thời điểm giao kết (trừ trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác) thì thời điểm bắt đầu có hiệu lực của di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm người lập ra di chúc chết. Khoản 1 Điều 667 BLDS 2005 đã quy định: “Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế”. Nói ngược lại, khi người lập di chúc còn sống thì di chúc đó chưa có hiệu lực.

Mặt khác, di chúc chỉ là ý chí đơn phương của người lập ra nó nên người lập di chúc luôn luôn có quyền tự mình thay đổi nội dung đã định đoạt trong di chúc hoặc huỷ bỏ di chúc đã lập.

Tính chất này cho chúng ta thấy, dù di chúc đã được lập nhưng khi người lập di chúc còn sống (trong thực tế, từ thời điểm di chúc đã lập đến thời điểm người lập di chúc chết bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định về mặt thời gian) thì người thừa kế theo di chúc không có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản của người lập di chúc và họ cũng chưa chắc chắn có được hưởng di sản đó hay không. Pháp luật tôn trọng quyền lập di chúc của cá nhân với hai mục đích.

Một mặt, nhằm đảm bảo quyền định đoạt của chủ sở hữu. Mặt khác, nhằm đảm bảo cho cá nhân thông qua việc định đoạt tài sản của mình để thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mình đối với những người khác.

Vì vậy, nếu sự định đoạt trong di chúc đã lập không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại thì người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ di chúc. 

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi liên quan đến việc tìm hiểu di chúc là gì? Đặc điểm của di chúc? Khách hàng quan tâm các nội dung khác vui lòng liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi