Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Cục thi hành án dân sự thuộc cơ quan nào?
  • Thứ sáu, 11/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 238 Lượt xem

Cục thi hành án dân sự thuộc cơ quan nào?

Thi hành án dân sự bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân.

Thi hành án dân sự là một trình tự, thủ tục thi hành gắn liền với hoạt động xét xử của Tòa án, trọng tài, luật sư. Vậy Cục thi hành án dân sự thuộc cơ quan nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi bài viết sau.

Quy định chung về thi hành án dân sự

– Thi hành án dân sự bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân.

– Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp vì xét xử, giải quyết tranh chấp và thi hành án dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử, giải quyết tranh chấp là tiền đề của thi hành án dân sự, không có xét xử thì không có thi hành án dân sự. Ngược lại, thi hành án dân sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử.

– Thi hành án dân sự mang tính tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự. Từ thực tế thấy được rằng phần lớn các bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề về tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng … Thông qua thi hành án dân sự, người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản.

Bản án, quyết định nào được thi hành án dân sự?

Trước khi trả lời được câu hỏi Cục thi hành án dân sự thuộc cơ quan nào? thì cần nắm được những bản án, quyết định được thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định những bản án, quyết định được thi hành bao gồm”

– Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật Thi hành án dân sự 2008 đã có hiệu lực pháp luật:

+ Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

+ Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;

+ Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;

+ Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

+ Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;

+ Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;

+ Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

– Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

+ Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc;

+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Quy trình thi hành án dân sự như thế nào?

Quy trình tổ chức thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Quyết định 273/QĐ-TCTHADS ngày 22/02/2017 được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thụ lý thi hành án dân sự

– Tiếp nhận yêu cầu thi hành án dân sự, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án dân sự.

– Kiểm tra, xử lý yêu cầu thi hành án dân sự, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án dân sự.

– Ra quyết định thi hành án dân sự, phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.

Bước 2: Tổ chức thi hành án dân sự

– Lập hồ sơ thi hành án dân sự.

– Thông báo về thi hành án dân sự.

– Xác minh Điều kiện thi hành án dân sự.

– Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án dân sự, công khai thông tin của người phải thi hành án dân sự chưa có điều kiện thi hành án dân sự.

– Tạm đình chỉ thi hành án dân sự.

– Đình chỉ thi hành án dân sự.

– Miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

– Kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

– Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

– Ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự.

– Tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.

– Thực hiện thẩm định giá tài sản.

– Thực hiện bán đấu giá tài sản.

– Tiêu hủy vật chứng; xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước.

– Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự.

– Thu tiền, thanh toán tiền thi hành án dân sự; thu phí thi hành án dân sự.

– Xác nhận kết quả thi hành án dân sự.

– Rà soát hồ sơ thi hành án dân sự.

Bước 3: Thẩm tra, lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự

– Thẩm tra hồ sơ thi hành án dân sự.

– Lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự

Cục thi hành án dân sự thuộc cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy đinh:

Điều 1. Vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự

1. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy định:

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự

2. Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương:

a) Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;

b) Chi cục Thi hành án dân sự ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện) trực thuộc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.

Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.

Từ quy định trên thấy được rằng Cục thi hành án dân sự thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự.

Vị trí, chức năng của Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh

– Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, thi hành án hành chính có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

– Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có các phòng chuyên môn và tổ chức tương đương trực thuộc.

– Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên trung cấp; Chấp hành viên cao cấp; Thẩm tra viên thi hành án; Thẩm tra viên chính thi hành án; Thẩm tra viên cao cấp thi hành án (nếu có); Thư ký thi hành án và công chức khác.

– Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

– Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự, công tác quản lý, đôn đốc thi hành án hành chính trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự, công tác quản lý, đôn đốc thi hành án hành chính trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Cục thi hành án dân sự thuộc cơ quan nào? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi