Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Cửa hàng cầm đồ có được quyền bán tài sản không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1442 Lượt xem

Cửa hàng cầm đồ có được quyền bán tài sản không?

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

Hiện nay, do nhu cầu về tài chính nhiều người thường sử dụng biện pháp cầm cố tài sản tại các cửa hàng cầm đồ. Pháp luật cũng đã có những quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia vào quan hệ này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ Cửa hàng cầm đồ có được quyền bán tài sản không?

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Cửa hàng cầm đồ có được quyền bán tài sản không?

Cầm đồ là gì?

Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì:

4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

Căn cứ theo điều 309 Bộ luật dân sự 2015 đưa khái niệm về cầm cố tài sản như sau:

“ Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

Theo quy định trên trong quan hệ cầm cố tài sản để đảm bảo quyền và các lợi ích không bị xâm phạm thì các bên có thể thoả thuận xác lập một biện pháp bảo đảm bằng vật, theo đó bên có nghĩa vụ phải giao cho người có quyền một tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đã có sẵn một tài sản mà người có nghĩa vụ đã giao cho mình để khấu trừ phần nghĩa vụ chưa được thực hiện. Hiểu đơn giản cầm cố tài sản là việc một người cầm trước (giữ sẵn) một tài sản của người khác để bảo đảm cho quyền, lợi ích của mình.

Theo khoản 1 điều 310 Bộ luật dân sự thì:

“ Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Bộ luật dân sự không quy định về hình thức của hợp đồng cầm cố tài sản, tuy nhiên theo quy định nêu trên thì có thể hiểu có thể hiểu nếu cầm cố tài sản là động sản thì có thể bằng hình thức miệng hoặc hình thức văn bản, nếu cầm cố bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản.Hợp đồng cầm cố có thể không cần công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thông thường, nếu tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu thì các bên không cần phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tránh xảy ra những rủi ro pháp lý thì hợp đồng có thể thực hiện công chứng, chứng thực đặc biệt là những hợp đồng cầm cố có giá trị lớn.

Cửa hàng cầm đồ có được quyền bán tài sản không?

Câu hỏi đặt ra là cửa hàng cầm đồ được quyền bán tài sản trong trường hợp nào?

Căn cứ điều 299 quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”

Từ quy định trên có thể thấy rằng cửa hàng cầm đồ có quyền bán tài sản trong trường hợp:

Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn; Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Như vậy chỉ trong những trường hợp nêu trên thì cửa hàng cầm đồ mới có quyền bán tài sản cầm cố.

Việc bán tài sản cầm cố được quy định như sau:

Phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong BLDS và quy định sau đây:Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật Dân sự; Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.

Như vậy, ngoài những trường hợp được liệt kê ở trên, mà chủ cửa hàng cầm đồ tự ý bán tài sản cầm cố thì cửa hàng cầm đồ đã vi phạm pháp luật.

Cửa hàng nhận cầm cố tài sản phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình theo điều 313 BLDS như sau:

“ 1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.”

Do đó, nếu không thuộc các trường hợp được quyền bán tài sản cầm cố mà cửa hàng cầm đồ vẫn bán tài sản đó thì đã vi phạm nghĩa vụ của mình.

Tóm lại, của hàng cầm đồ chỉ được bán tài sản cầm cố trong các trường hợp: Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn; Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Cửa hàng cầm đồ có được quyền bán tài sản không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Cửa hàng cầm đồ có được quyền bán tài sản không? vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi