Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1852 Lượt xem

Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự

BLDS năm 2015 đã kế thừa các quy định BLDS năm 1995, 2005 và tiếp tục pháp điển hoá một bộ phận quan trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tài sản và nhân thân với kỹ thuật lập pháp khoa học hơn.

Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự là gì?

Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự là nội dung được ghi nhận tại Điều 2 của Bộ luật dân sự nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các quyền dân sự của công dân Việt Nam nói chung và quyền dân sự của con người nói chung tại Việt Nam.

Quý vị có thể tham khảo cụ thể Điều 2 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. 

Tư vấn Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự

Với quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” đã thể hiện rõ tính chất dân chủ và yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Đây là quy định hoàn toàn mới chưa có trong BLDS năm 2005. Một mặt BLDS năm 2015 khẳng định nguyên lý cơ bản nhất trên cơ sở tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc.

Trong thể chế nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng mà nhà nước ghi nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, thì BLDS năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc tổng quát nhất ngay tại Điều 2.

Đây cũng là căn cứ pháp lý quan trọng cùng với đạo luật cơ bản – Hiến pháp năm 2013 tạo ra sự yên tâm, tin tưởng cho mọi chủ thể là công dân, pháp nhân Việt Nam; chủ thể là công dân, pháp nhân nước ngoài (gồm cả những người không có quốc tịch) khi sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam luôn được “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đây là nguyên tắc cơ bản trong chế độ nhà nước pháp quyền và cũng là yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

BLDS năm 2015 đã kế thừa các quy định BLDS năm 1995, 2005 và tiếp tục pháp điển hoá một bộ phận quan trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tài sản và nhân thân với kỹ thuật lập pháp khoa học hơn.

Quy định của BLDS năm 2015 tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ và bảo đảm công bằng, quyền con người về dân sự; quy định địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong giao lưu dân sự; xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng đất nước ngày càng phát triển, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015, ngoài việc quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” thì cũng quy định những trường hợp đặc biệt. Đó là: “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Theo nguyên lý dân chủ và công bằng, Nhà nước và pháp luật luôn công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của mọi cá nhân, tổ chức. Nhưng trong những trường hợp cần thiết hoặc vì những yêu cầu đặc biệt liên quan đến “quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”, thì có những quyền dân sự sẽ bị hạn chế.

Chẳng hạn, pháp luật dân sự hạn chế một số quyền dân sự của những người phạm tội vì lý do an ninh quốc gia; cấm mua bán những hàng hóa là những chất cấm có thể gây phương hại đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Tương tự, các quyền dân sự cũng có thể bị hạn chế trong những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến trật tự an toàn xã hội hoặc đạo đức xã hội…

Tuy nhiên, khi phải hạn chế quyền dân sự của một chủ thể nhất định, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ theo quy định của pháp luật mà không thể tùy tiện.

Trong một số trường hợp để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước tại các địa phương mà phải thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế vì lợi ích công cộng, vì an ninh quốc phòng, vì lợi ích kinh tế, các chủ thể sử dụng đất có thể bị thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng sẽ được bồi thường hợp lý, hỗ trợ tái định cư.

Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Vì vậy, khi cụ thể hóa Hiến pháp khoản 2 Điều 2 BLDS 2015 quy định: “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật” là cơ sở pháp lý và căn cứ để Nhà nước, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp cần thiết khi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trước mắt và lâu dài của Việt Nam có thể hạn chế một số quyền dân sự của những chủ thể nhất định theo trình tự và quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi