Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế năng lực hành vi của công dân?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4236 Lượt xem

Cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế năng lực hành vi của công dân?

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự là hai thuộc tính tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự.

Vậy Cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế năng lực hành vi của công dân? Khách hàng quan tâm các nội dung trên vui lòng theo dõi các thông tin hữu ích từ bài viết.

Năng lực hành vi dân sự là gì?

Trong các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì cá nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự cũng thông qua hành vi của con người.

Để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ dân sự. Đây là năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Điều 16 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:

– Năng lực pháp luật dân sự (NLPLDS) của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự

– Mọi cá nhân đều có NLPLDS như nhau.

– NLPLDS của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.

Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?

Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:

– Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

– Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác

– Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên do họ bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình nên họ có thể bị yêu cầu tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện bởi người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có mối quan hệ với người đó. Tòa án cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Thẩm quyền đưa ra quyết định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Điều 24 Bộ luật dân sư 2015 quy định như sau:

“Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.”

Yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện bởi người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có mối quan hệ với người đó. Tòa án cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Về quyền yêu cầu tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự  bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định cụ thể tại Điều 376 của Bộ luật dân sư 2015 như sau:

“1. Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.”

Như vậy, những người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự bao gồm:

+ Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan.

+ Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.

Những người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự tiến hành làm thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự

+ CMND, căn cước công dân, hộ khẩu thường trú của người có yêu cầu (nếu có)

+ Giấy tờ tùy thân của người giám hộ đỡ đầu

+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự là hợp pháp và có căn cứ.

Người bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự thì có cần người giám hộ hay không?

Căn cứ Điều 46 Bộ luật dân sư 2015 thì: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).”

Điều 47 Bộ luật dân sự quy định rõ người được giám hộ bao gồm:

Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

– Người mất năng lực hành vi dân sự;

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Như vậy, trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều cần có người giám hộ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi