Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Có được giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động không?
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3522 Lượt xem

Có được giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động không?

Một trong những nội dung của quyền tự do việc làm là người lao động có quyền làm việc cho nhiều người sử dụng lao động.

 

1.  Quy định của pháp luật lao động về giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

Theo quy định Điều 21 Bộ luật lao động 2012 về giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động :

“Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

 2. Bình luận quy định của pháp luật về  giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động:

Tự do việc làm là một trong những quyền quan trọng của người lao động. Một trong những nội dung của quyền tự do việc làm là người lao động có quyền làm việc cho nhiều người sử dụng lao động. Điều 21 Bộ luật Lao động ghi nhận quyền này của người lao động, đồng thời quy định về cách thức tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động trong trường hợp giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động trong cùng một khoảng thời gian.

1.  Quyền của người lao động trong việc giao kết hợp đồng lao động với người người sử dụng lao động

Trước đây, Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động đã quy định trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động phải bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật. Quy định này được hiểu là dù ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người lao động cũng không được làm việc vượt quá 8 giờ/ngày. Nếu được hiểu như vậy thì quy định này không có tính khả thi bởi thực tế khi người lao động đã làm việc cho nhiều người sử dụng lao động thì thời giờ làm việc 8 giờ hay trên 8 giờ/ngày không còn là vấn đề quan trọng đối với người lao động đó; nhà nước dường như cũng không thể kiểm soát được liệu người lao động có làm việc quá 8 giờ/ngày hay không; quy định thời giờ làm việc không quá 8 giờ/ngày của Bộ luật Lao động cũng chỉ được hiểu đó là quy định khống chế hành vi của người sử dụng lao động (nghĩa vụ của người sử dụng lao động) khi sử dụng lao động, về nguyên tắc không được buộc người lao động phải làm việc quá 8 giờ/ngày, chứ không được hiểu đó là nghĩa vụ của người lao động. Trường hợp pháp luật khống chế ngày làm việc nói chung của người lao động không quá 8 giờ còn có thể dẫn đến cách hiểu là đã tước đoạt quyền kiếm sống của người lao động, nhất là những người có việc làm nhưng mức thu nhập thấp, không đủ nuôi sống bản thân và gia đình.

Cho nên, quy định cấm sử dụng người lao động làm quá 8 giờ/ ngày là nhằm phòng chống việc lạm dụng tăng thời gian làm việc để bóc lột lao động. Thời gian làm việc đó được coi là tiêu chuẩn lao động cơ bản phải được phổ cập và tuân thủ. Vì vậy, Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ quy định: trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì “’phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết”, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động không có hướng dẫn gì thêm. Nhìn chung quy định dừng lại ở mức độ này là hợp lý vì chỉ người lao động mới tự “lựa được sức mình” để quyết định có giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động hay không.

2. Việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động trong trường hợp giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động

Việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động trong trường hợp này được quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ và Điều 3, Điều 4 Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013. Cụ thể như sau:

–  Về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:

Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

–  Về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế:

Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

–  Về việc thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc:

Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động kế tiếp để thực hiện.

–  Về trách nhiệm thông báo và gửi hồ sơ của của người lao động:

Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi kèm các bản sao họp đồng lao động đã giao kết hoặc đã sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt cho người sử dụng lao động còn lại biết.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi giao kết hợp đồng lao động mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết, người lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng lao động mới giao kết hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt đến người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động khác mà mình đã giao kết.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà làm thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động thì người lao động có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị người sử dụng lao động của họp đồng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định.

Hồ sơ đề nghị người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:

+ (1) Giấy đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc; 

+ (2) sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động kế tiếp đối với trường hợp thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

+ (3) Thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại đối với trường hợp thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.

Đây là lần đầu tiên trong các văn bản quy phạm pháp luật có quy định cụ thể về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động trong cùng một thời gian giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động. Quy định nêu trên có tác dụng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện thống nhất và dễ dàng hơn.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi