Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Có được đóng bảo hiểm tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí không?
  • Thứ năm, 14/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 972 Lượt xem

Có được đóng bảo hiểm tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí không?

Tôi là giáo viên, công tác tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7. Tháng 11/2016, tôi đủ điều kiện về tuổi để được nghỉ hưu (55 tuổi đối với nam, có đủ 15 năm làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực 0.7), nhưng thời gian đóng bảo hiểm của tôi mới được 16 năm, còn thiếu 04 năm. Tôi có được đóng BHXH tự nguyện một lần để hưởng chế độ hưu trí không?

Câu hỏi:

Xin chào công ty Luật Hoàng Phi. Tôi là Trần Quý Đạt, tôi có một vấn đề liên quan đến Bảo hiểm xã hội xin được Luật sư tư vấn cho như sau:

Tôi là giáo viên công tác tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, nơi có phụ cấp khu vực là 0.7. Đến tháng 11 năm 2016, tôi đủ 55 tuổi và có 16 năm đóng bảo hiểm. Theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành khi đó tôi đủ điều kiện về tuổi để được nghỉ hưu (nam 55 tuổi, có 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên) nhưng tôi còn thiếu 04 năm đóng bảo hiểm. Vậy, trường hợp này, tôi có được tham gia bảo hiểm tự nguyện theo phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí hay không?

Nếu tôi lựa chọn hình thức đóng 01 lần cho 4 năm còn thiếu và đóng đủ ngay trong tháng 11/2016 thì khi nào tôi được hưởng chế độ lương hưu? (Từ tháng 12/2016 hay phải chờ đến tháng 11/2021 khi tôi đủ 60 tuổi mới được hưởng chế độ lương hưu?)

Kính mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về Điều kiện hưởng lương hưu như sau:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

Đối với trường hợp của bạn, bạn là giáo viên (viên chức) đã làm việc tại Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên – nơi có phụ cấp khu vực hệ số là 0.7. Theo như bạn trình bày, đến tháng 11/2016 thì bạn sẽ đủ điều kiện về tuổi để được nghỉ hưu đó là đủ 55 tuổi (đối với nam), bạn làm việc đủ 15 năm tại nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7. Tuy nhiên theo quy định về Điều kiện để được hưởng lương hưu tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 nêu trên, bạn phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm trở lên mới được hưởng lương hưu, nhưng trên thực tế bạn mới đóng bảo hiểm xã hội được 16 năm và còn thiếu 4 năm nữa.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

4. Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu.

Ví dụ 22: Ông C sinh tháng 3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường, đến hết tháng 3/2016 ông C có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp ông C được đóng bảo hiểm xã hội một lần cho 5 tháng còn thiếu. Tháng 4/2016, ông C đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Ông C được hưởng lương hưu từ tháng 4/2016.

Trường hợp ông C nêu trên mà đến tháng 7/2016 mới đóng bảo hiểm xã hội một lần đủ cho 5 tháng còn thiếu thì được hưởng lương hưu từ tháng 7/2016.

Ví dụ 23: Ông H sinh tháng 3/1963, có 19 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; tháng 3/2016 ông H được Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động 63%. Như vậy, ông H đã đủ điều kiện về tuổi và mức suy giảm khả năng lao động để hưởng lương hưu nhưng còn thiếu 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, ông H được đóng tiếp bảo hiểm xã hội bắt buộc 6 tháng. Tháng 4/2016, ông H đóng một lần cho 6 tháng còn thiếu. Thời điểm hưởng lương hưu đối với ông H được tính từ tháng 4/2016.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định người lao động được phép đóng tiền bảo hiểm một lần cho những tháng đóng bảo hiểm còn thiếu trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa là 06 tháng. Vì vậy, trường hợp của bạn sẽ không được thực hiện phương thức đóng bảo hiểm một lần cho 04 năm bảo hiểm còn thiếu.

 Có được đóng bảo hiểm tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí không?

Có được đóng bảo hiểm tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí không?

Về việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, tại Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau;

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, khi bạn còn đang là giáo viên công tác tại trường (thuộc vào nhóm đối tượng viên chức – điểm c, khoản 1, điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014) thì bạn sẽ không được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Sau khi bạn nghỉ việc thì bạn có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. 

Trong trường hợp này, khi bạn xin nghỉ việc thì bạn đã thỏa mãn điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa thỏa mãn điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm. Do vậy, bạn có thể xin bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Sau khi tiến hành bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bạn có thể tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu của bảo hiểm xã hội tự nguyện, theo quy định tại Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Tóm lại, đối với trường hợp của bạn, bạn muốn được hưởng lương hưu khi đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bạn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan và tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để được hưởng lương hưu. Sau khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã đủ 20 năm, bạn sẽ được hưởng chế độ lương hưu theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi