Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1400 Lượt xem

Chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không?

Trong trường hợp chuyển nhầm tiền vào tài khoản, chủ tài khoản có lấy lại được số tiền của mình không? Nếu được, thủ tục lấy lại số tiền đó theo quy định của pháp luật như thế nào?

Nội dung câu hỏi:

Ngày 15/10/2012 tôi đã thực hiện một giao dịch chuyển khoản 2 tỷ đồng cho anh P quê ở Hưng Yên. Tuy nhiên, do vội vàng tôi đã viết nhầm số tài khoản của Anh P thành số tài khoản của người khác tên là D. Khoảng 2 tiếng sau khi thực hiện giao dịch vẫn chưa nhận được tin nhắn thông báo chuyển tiền tôi đã gọi điện lại cho anh D và ra Ngân hàng nơi tôi giao dịch xác nhận mình đã chuyển khoản nhầm. Tôi đề nghị Ngân hàng phong tỏa số tiền vừa thực hiện giao dịch tuy nhiên Nhân viên Ngân hàng yêu cầu cần phải được anh D thì mới rút tiền được. Vậy, trong trường hợp này số tiền trong giao dịch tôi thực hiện nhầm đó có bị mất không nếu anh D không đồng ý trả lại số tiền? Và hành vi đó của anh D có vi phạm pháp luật không?

Chuyển tiền nhầm tài khoản lấy lại thế nào?

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, về câu hỏi Chuyển tiền nhầm vào tài khoản của người khác có lấy lại được không? Luật sư Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau

Căn cứ quy định tại Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN ngày 09/11/2010 quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Trong trường hợp của bạn, theo quy định của pháp luật sau khi nhận được thông báo về việc giao dịch nhầm lẫn của bạn Ngân hàng sẽ phải có trách nhiệm thông báo cho anh D biết trước về việc nhầm lẫn và sẽ tiến hành phong tỏa tài khoản của anh D.

Trả lời cụ thể câu hỏi của bạn về việc số tiền trong giao dịch thực hiện nhầm đó có bị mất hay không thì theo quy định của pháp luật hiện hành bạn sẽ không bị mất tiền. Nếu anh D không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên theo quy định tại khoản 1 Điều 599 Bộ luật Dân sự 2005.

“Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, …”

Ngoài ra, việc tùy thuộc vào mức độ cụ thể của vụ việc như thế nào, nếu Anh D không đồng ý trả lại số tiền đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “ Chiếm giữ trái phép tài sản” theo Khoản 1 Điều 141 Luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:

“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”

Hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 15,  Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng chống cháy  và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình như sau:

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác….”

Như vậy, việc chuyển tiền nhầm tài khoản chỉ gây phiền hà cho bạn về mặt thủ tục và thời gian. Còn số tiền hợp pháp của bạn vẫn luôn luôn được pháp luật bảo hộ.

 Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Giảm biên chế là gì?

Mặc dù biên chế thường được xem là “bảo đảm” cho cán bộ, công chức, viên chức có việc làm đến khi nghỉ hưu với các chế độ lương, phụ cấp ổn định nhưng vẫn có trường hợp bị tinh giản biên chế - đưa ra khỏi biên...

Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận lại phần di sản thừa kế

A, B, C là ba anh em, trong đó A và B đều đang định cư ở nước ngoài. Ngày 01-01-1991, cha mẹ họ đều đã mất, ba anh em đả thỏa thuận ủy quyền cho C quản lý và sử dụng căn nhà. Nay, A và B trở về Việt Nam họ muốn nhận lại giá trị phần di sản thừa kế mà mình được hưởng. Vậy, họ phải thực hiện thủ tục...

Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Xin luật sư tư vấn giúp tôi ai là người có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây...

Khi nào áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh?

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì Viện Kiểm sát hoặc Toà án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa...

Tư vấn Vật chia được và vật không chia được

Một trong hai nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là các quan hệ về tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ. Vật là tài sản theo quy định tại Điều 105 BLDS....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi