Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Cho mượn tiền có cần công chứng?
  • Thứ hai, 06/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 356 Lượt xem

Cho mượn tiền có cần công chứng?

Pháp luật không bắt buộc việc cá nhân cho mượn tiền phải có công chứng. Căn cứ các quy định của Bộ luật Dân sự thì việc mượn tiền của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không cần phải công chứng, chứng thực mà chỉ cần giao kết bằng văn bản hai bên ký hoặc bằng lời nói, hành vi cụ thể là có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các bên phải chấp hành.

Khi viết giấy mượn tiền một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay đó là Cho mượn tiền có cần công chứng? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Công chứng có các đặc điểm sau đây:

– Công chứng là một hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, các giao dịch hoặc các bản dịch.

– Nội dung của việc công chứng là để xác định tính hợp pháp của các hợp đồng, của các giao dịch dân sự. Xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, của các văn bản.

– Có hai loại giao dịch được công chứng hiện nay là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng.

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Trước khi trả lời cho câu hỏi Cho mượn tiền có cần cồng chứng? thì cấn nắm được giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014 như sau:

– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Cho mượn tiền có cần công chứng?

Cho mượn tiền giữa các cá nhân là một trong những giao dịch dân sự. Thông thường giấy mượn tiền chỉ được viết tay giữa người cho mượn tiền và người mượn tiền hoặc sẽ có thêm bên thứ ba làm chứng cho việc mượn tiền đó.

Theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy pháp luật không bắt buộc việc cá nhân cho mượn tiền phải có công chứng. Căn cứ các quy định của Bộ luật Dân sự nêu trên, việc mượn tiền của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không cần phải công chứng, chứng thực mà chỉ cần giao kết bằng văn bản hai bên ký hoặc bằng lời nói, hành vi cụ thể là có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các bên phải chấp hành. Nếu một bên vi phạm thì bên kia có quyền khởi kiện ra tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, cá nhân cho mượn tiền muốn đảm bảo tính pháp lý thì các bên nên lập thành văn bản có công chứng. Khi đó, nếu có tranh chấp xảy ra thì thì giấy mượn tiền này sẽ có giá trị pháp lý như một chứng cứ để yêu cầu khởi kiện tại Tòa án.

Một trong bốn nguyên tắc cần nhớ trước khi cho người khác mượn tiền là lập thành hợp đồng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh các rủi ro pháp lý, người cho mượn tiền nên thực hiện việc công chứng hợp đồng này.

Thủ tục công chứng hợp đồng mượn tiền

Khi công chứng hợp đồng mượn tiền, các bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Bên cho mượn tiền

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tiền, sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản, xác nhận của ngân hàng tại thời điểm lập hợp đồng;

+ Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).

+ Hợp đồng mượn tiền đã soạn sẵn hoặc có thể thuê văn phòn công chứng soạn thảo.

– Bên mượn tiền

+ Đối với cá nhân: Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

+ Đối với tổ chức: Đăng ký kinh doanh; Biên bản họp theo quy định về việc thực hiện giao dịch; Chứng minh/ căn cước công dân/ hộ chiếu người đại diện tổ chức, giấy ủy quyền hợp lệ nếu có.

Ngoài những giấy tờ trên, 02 bên cần có Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Hai bên mang đầy đủ giấy tờ đến văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chối từ tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Trường hợp hợp đồng do 02 bên soạn sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng. Bên công chứng nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận hợp đồng đã công chứng.

Phí công chứng hợp đồng mượn tiền bao nhiêu?

Theo Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng mượn tiền được tính trên giá trị khoản vay (chưa bao gồm phí soạn thảo hợp đồng) như sau:

TTGiá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịchMức thu

(đồng/trường hợp)

1Dưới 50 triệu đồng50 nghìn
2Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng100 nghìn
3Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8Trên 100 tỷ đồng32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Cho mượn tiền có cần công chứng không? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi