Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chặt cây ở mảnh đất liền kề có phải bồi thường không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2560 Lượt xem

Chặt cây ở mảnh đất liền kề có phải bồi thường không?

Do cây ở mảnh đất trống liền kề có cây sấu mọc cành và rễ chìa sang phần đất nhà em nên em đã tự ý chặt đi. Chủ sở hữu mảnh đất đó yêu cầu bồi thường giá 3 triệu đồng. Vậy cho em hỏi có quy định nào của pháp luật về vấn đề này không ạ?

Câu hỏi:

Việc là em vừa mua nhà nhưng ngay sát nhà em có mảnh đất trống của nhà bên cạnh trồng một cây sấu cũng to đường kính thân cây khoảng 20cm, cao khoảng 4 mét, tuổi chắc tầm 6-7 năm. Cũng do cây to, lâu năm mà cành và rễ mọc chìa sang phần đất nhà em. Thấy cây sấu đó để cũng không có tác dụng gì, em thuê người chặt đi. Cũng một phần do chuyển nhà mới cũng bận nên em cũng không có liên lạc với chủ đất để xin phép. Nay chủ mảnh đất trống đó đến yêu cầu em bồi thường 3 triệu đồng. Em chấp nhận bồi thường nhưng với giá 3 triệu đồng em thấy khá cao. Vậy, em xin hỏi có văn bản quy định về mức giá hay cách định giá nào của nhà nước cho cây sấu đó không ạ? Em xin cảm ơn!

Chặt cây ở mảnh đất liền kề có phải bồi thường không?

Trả lời:

Chào bạn, về câu hỏi chặt cây ở mảnh đất liền kề có phải bồi thường không?, Luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hoàng Phi trả lời như sau:

Căn cứ điều 265 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới bất động sản:

“Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Theo đó, bạn chỉ có quyền yêu cầu chủ đất xén, tỉa rễ cây, cành cây vượt quá gianh giới. Tuy nhiên, bạn đã tự ý chặt cây của nhà hàng xóm là đã xâm phạm vào các quyền cơ bản mà pháp luật Dân sự bảo vệ đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ mảnh đất liền kề. Do đó, bạn phải bồi thường thiệt hại áp dụng theo Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 1 và khoản 3, Điều 605 Bộ Luật Dân sự 2005:

“-  Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

–  Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Như vậy, do hành động chặt cây không hỏi ý kiến chủ sở hữu nên bạn sẽ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế tức là giá trị bồi thường thiệt hại lớn hơn thiệt hại thực tế quá nhiều bạn có thể yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để thay đổi mức bồi thường theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2005.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi