Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cha mẹ có phải cấp dưỡng cho con đã thành niên không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1526 Lượt xem

Cha mẹ có phải cấp dưỡng cho con đã thành niên không?

Con trai tôi năm nay 25 tuổi, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Vậy người làm cha mẹ chúng tôi có phải cấp dưỡng không? Tôi muốn viết di chúc chia thừa kế tài sản nhưng không cho con trai tôi có được không?

 

Câu hỏi:

Xin chào công ty Luật Hoàng Phi, tôi là Bùi Minh Thành, tôi có một vấn đề xin được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi là chủ hộ gia đình có 2 con, con gái tôi năm nay 20 tuổi, cháu rất ngoan ngoãn, nhưng con trai tôi năm nay 25 tuổi lại bất hiếu ngỗ nghịch, ham chơi lêu lỏng, nghiện game, nghe lời bạn bè xúi giục xin xỏ tiền đi chơi bời làm thiệt hại tiền của của gia đình rất nhiều. Từ lúc nó 18 tuổi đã bỏ ra ngoài sống với bạn bè, tôi đã cắt hộ khẩu và chuyển đi nhiều năm nay. Nay con trai tôi trở về nhà (trong hộ khẩu tôi không cho nhập) đòi ở chung với gia đình và cưới vợ (hiện nay vợ tôi vẫn cấp dưỡng nó). Do vợ tôi thương con nên cho nó ở lại, được đà nó lộng hành, khi thì la mắng, khi thì nó cãi giả vợ chồng tôi, lại đập phá đồ đạc, đôi lúc nó còn đánh cả vợ chồng tôi nữa. Vợ chồng tôi đã lớn tuổi, tôi đã về hưu lại bệnh tật đau ốm suốt, thu nhập bấp bênh, sống nhờ vào tiền tích lũy về hưu. Trước thảm trạng của gia đình, tôi muốn hỏi Luật sư:

1/ Theo luật định tôi có quyền không cho con trai tôi ở chung và ngừng cấp dưỡng cho nó không? Pháp luật không cho từ con vậy thì với nghịch tử tôi phải chấp nhận bi kịch gia đình hay có biện pháp nào răn đe?

2/ Đối với luật mới hiện hành, tôi có quyền không chia gia sản thừa kế cho nó trên di chúc không? Tôi có ý định làm di chúc với mục đích răn đe cho nó sửa sai làm người tốt (chia đều khi nó biết hối cải và ngược lại) như vậy có ổn không? Và cho biết cơ quan thụ lý hồ sơ di chúc là tư pháp phường, xã hay là phòng công chứng địa phương? 

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Về nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái.

Nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái được pháp luật quan tâm và bảo vệ trong Hiến pháp năm 2013 và được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Từ quy định trên có thể hiểu như sau, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng của cha mẹ chỉ đối với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, con đã thành niên mà mất khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo quy định của pháp luật thì người đã thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Hiện nay con của bạn đã 25 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng lao động. Do đó vợ chồng bạn không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng.
Cha mẹ có phải cấp dưỡng cho con đã thành niên không?

Cha mẹ có phải cấp dưỡng cho con đã thành niên không?

Thứ hai: Về quyền chia thừa kế.

Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về Quyền và nghĩa vụ của con như sau:

“Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.”

Như vậy, vì con trai bạn không đóng góp sức lao độngtài sản cho khối tài sản chung của gia đình do đó vợ chồng bạn có quyền không chia tài sản cho con bạn.

Về vấn đề viết di chúc để lại thừa kế thì pháp luật hiện hành, cụ thể là Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: Tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền của người lập di chúc như sau:

“Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.

Như vậy, bạn có quyền không để lại di sản thừa kế cho con bạncon bạn không thuộc một trong các trường hợp tại Điều 644, do đó con bạn cũng không được hưởng di sản thừa kế theo trường hợp quy định tại điều này.

Việc bạn viết di chúc với mục đích là gì đó là quyền của bạn được pháp luật tôn trọng và bất kì một ai cũng không có quyền ngăn cấm, ngăn cản.

Hiện nay có các hình thức lập di chúc như sau:

Thứ nhất: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:

Viết di chúc loại này thì bạn phải tự tay viết và kí vào di chúc. Nội dung di chúc phải đầy đủ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;    

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;   

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;     

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

Thứ hai: Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Người làm chứng trong trường hợp này phải đáp ứng điều kiện sau:

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.” (Điều 632 Bộ luật dân sự 2015)

Thứ ba: di chúc có công chứng hoặc chứng thực:

Loại di chúc này bạn có thể lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, bạn có thể xem xét và lựa chọn một trong các hình thức lập di chúc trên.

Rất mong những tư vấn, giải đáp của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn!

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi