Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
  • Thứ hai, 25/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1876 Lượt xem

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Luật sư vui lòng tư vấn cho tôi trường hợp chị tôi mất năng lực hàng vi dân sự thì chồng chị tôi có phải là người giám hộ đương nhiên của chị tôi không? Tôi xin cảm ơn!

 

Câu hỏi:

Cha mẹ tôi sinh được hai chị em tôi, chị tôi đã lấy chồng và sinh được 2 cháu. Gần đây, chị tôi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm dẫn đến chấn thương sọ não, mất năng lực hành vi dân sự. Vậy chồng chị tôi có thể được coi là người giám hộ đương nhiên của chị tôi hay không?

Trả lời:

Chào bạn, chúng tôi rất tiếc về trường hợp của chị bạn. Chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo điều 62 Bộ luật dân sự 2005: quy định về việc giám hộ như sau:

“1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2.Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.

3.Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.”

Như vậy, trường hợp chị bạn bị mất năng lực hành vi dân sự thì chồng chị bạn sẽ là người giám hộ đương nhiên của chị bạn. Tuy nhiên, chồng chị bạn cũng phải đáp ứng điều kiện để trở thành người giám hộ theo điều 60 Bộ luật dân sự 2005: “Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.”

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Luật sư có được nhận hứa thưởng không?

Luật sư không được nhận hứa thưởng, không được ký hợp đồng với khách hàng trong đó có điều khoản hứa thưởng vì đây là trường hợp vi phạm điều cấm của Luật Luật sư và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật...

Luật sư có được xăm hình, nhuộm tóc không?

Xăm hình, nhuộm tóc không phải là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Luật sư. Việc xăm hình, nhuộm tóc không ảnh hưởng đối với những người làm và hành nghề...

Luật sư được tham gia bào chữa từ giai đoạn nào?

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm...

Luật sư có được bào chữa cho người thân không?

Luật sư sẽ là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào...

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất áp dụng thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 là thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi